Delta là biến thể đang phổ biến tại nhiều nước trên thế giới, tuy nhiên các chuyên gia nhận định, biến thể này đang có dấu hiệu "tự hủy".
>> Virus SARS-CoV-2 tự hủy (Kỳ 1): COVID-19 đang được đẩy lùi tại Châu Á?
Science Times cho hay, các nhà khoa học tại Nhật Bản đã chỉ ra rằng, biến thể Delta có thể tự đột biến dẫn đến tuyệt chủng. Hồi tháng 8, các ca mắc COVID-19 mới hàng ngày của Nhật Bản đã lên đến 23.000 ca. Tuy nhiên đến 19/11 vừa qua, chỉ còn 16 trường hợp nhiễm COVID-19 được ghi nhận và báo cáo ở thủ đô Tokyo.
Các nhà nghiên cứu đã đặt ra nhiều giả thuyết liên quan đến sự suy giảm đột ngột về khả năng lây lan của biến thể Delta. Một trong số những giả thuyết cho rằng, sự đột biến liên tục của biến thể này đã khiến nó tự triệt tiêu mình. Khi các đột biến chồng chất lên nhau, nó có thể biến thành một "virus bị lỗi" và không thể tự nhân rộng.
Theo TS. Simon Clarke từ Đại học Reading, Anh nhận định quá nhiều đột biến có thể dẫn đến việc virus chết dần. Virus tạo ra quá nhiều đột biến của virus để ngăn chặn sự tự tái tạo. Đây có thể là điều đã xảy ra với SARS, một loại Corona virus khác đã gây ra hai vụ dịch ở châu Á vào đầu những năm 2000.
Chính vì vậy, các nhà khoa học cho biết, cần phải tìm cách phá vỡ chuỗi lây lan của biến thể này. Một số thay đổi hoặc đột biến sẽ khiến virus SARS-CoV-2 không thể phát triển được, dẫn đến kết thúc quá trình tiến hóa của nó. Tuy nhiên, ông Clarke nói rằng điều đó sẽ chỉ khả thi trong một phân lớp rất nhỏ của các trường hợp COVID-19.
Một số ý kiến cũng cho rằng, có hai lý do khiến virus SARS-CoV-2 suy yếu. Thứ nhất, do hệ miễn dịch của con người tăng lên, có thể là miễn dịch tự nhiên hoặc tiêm vaccine COVID-19. Thứ hai, virus SARS-CoV-2 là dạng sống đơn sơ nhất, không phát triển mà chỉ có đột biến ngẫu nhiên nhân bản thành dạng khác. Khi đột biến thành dạng khác, virus này có thể mạnh lên hoặc yếu đi, không thể đạt đến trình độ có thể chống lại vaccine.
>> Kháng thể DH1047 - "vũ khí mới" chống lại các chủng virus Corona?
Mặc dù vậy, chuyên gia Takeshi Urano, Giáo sư tại Khoa Y của Đại học Shimane nhận định, không phải không có khả năng chủng Delta tự hủy, nhưng mong đợi điều đó lúc này là hơi sớm. "Chúng tôi chưa có bằng chứng khoa học, dù đã xem xét dữ liệu ở các quốc gia khác nhau", ông Inoue cho biết và cảnh báo, các nước vẫn không hề "miễn nhiễm" với làn sóng COVID-19 tiếp theo. Delta đã vô tình đẩy lùi các biến thể khác ở Nhật Bản, song không thể ngăn chặn hoàn toàn những biến thể mới. Chỉ riêng vaccine không đủ sức giải quyết đại dịch.
Đồng quan điểm, Mike Toole, chuyên gia dịch tễ tại Viện Burnet chỉ ra, một trong những yếu tố thúc đẩy vào thành công của Nhật Bản là ý thức của người dân trong việc phòng chống dịch. Người Nhật ý thức rất cao trong việc tiêm chủng và thực hiện nghiêm túc các quy định hạn chế như đeo khẩu trang tại nơi đông người. Bên cạnh đó, tỷ lệ tiêm vaccine COVID-19 của Nhật Bản đã lên tới khoảng 75%, trong đó, hầu hết những người có nguy cơ, đặc biệt người già có bệnh lý nền…đều đã được bao phủ vaccine.
Hiện nay, giới khoa học vẫn không loại bỏ cảnh báo, virus SARS-CoV-2 sẽ đột biến thành siêu biến thể mới nguy hiểm hơn. Trên thực tế, các nhà khoa học đã quan sát được hiện tượng tái tổ hợp ở virus, tức các biến thể khác nhau trao đổi đột biến và kết hợp lại để tạo thành biến thể mới. Dù hiện tượng này không phổ biến, nhưng các quốc gia có tỷ lệ chủng ngừa thấp sẽ dễ xảy ra các trường hợp trên.
Một loạt đột biến cũng có thể dẫn đến phiên bản “mạnh mẽ hơn” của biến thể Delta hoặc tạo thành biến thể bị lỗi như những gì được phát hiện tại Nhật Bản. Tuy các biến thể được ghi nhận gần đây đều là “con cháu” của Delta, giới khoa học nhận định khả năng virus tiến hóa là rất cao.
Các nhà nghiên cứu đang cố gắng dự đoán đặc tính của siêu biến thể tiếp theo, vốn là kết quả của quá trình chọn lọc tự nhiên. Thời gian qua, biến thể tồn tại là những biến thể lây nhiễm được nhiều người. Tuy nhiên, với việc tỷ lệ tiêm ngừa ngày càng tăng, những chủng thoát được kháng thể có khả năng sẽ chiếm ưu thế.
Có thể bạn quan tâm
Virus SARS-CoV-2 tự hủy (Kỳ 1): COVID-19 đang được đẩy lùi tại Châu Á?
06:44, 25/11/2021
Kháng thể DH1047 - "vũ khí mới" chống lại các chủng virus Corona?
03:30, 15/11/2021
Chuyên gia Trung Quốc cảnh báo về đột biến mới của virus corona
01:50, 04/10/2021
Thêm phát hiện mới về nguồn gốc virus SARS-CoV-2
03:37, 27/09/2021