Sau khi cắt giảm những hạng mục không cần thiết, TP. HCM sẽ giảm 3.400 tỷ đồng vốn đầu tư cho 2 dự án metro số 1 và số 2.
UBND TP.HCM chính thức thông qua việc điều chỉnh tổng mức đầu tư đối với metro số 1 và metro số 2, trong đó điều chỉnh tuyến metro số 1 từ hơn 47.000 tỷ đồng giảm còn khoảng 43.600 tỷ đồng.
Với điều chỉnh tổng mức đầu tư đã được UBND TP.HCM thông qua và được Bộ Kế hoạch – Đầu tư, Bộ Tài chính đồng thuận, tuyến metro số 2 có tổng vốn đầu tư 48.000 tỷ đồng nhưng chưa triển khai.
Còn tổng vốn đầu tư tuyến metro số 1 được điều chỉnh còn 43.600 tỷ đồng, giảm 3.400 tỷ đồng so với tổng vốn đầu tư trước đây.
“Tiết kiệm được số tiền như trên sau khi dự án đã được rà soát để loại bỏ những yếu tố, hạng mục không cần thiết, tiết kiệm từ đấu thấu và đấu giá”, ông Võ Văn Hoan, Phó chủ tịch UBND TP.HCM nói.
Có thể bạn quan tâm
00:04, 14/09/2019
09:40, 10/09/2019
09:10, 22/08/2019
00:00, 07/05/2019
Theo ông Hoan, việc tiết kiệm số tiền nói trên nhưng vẫn đảm bảo chất lượng và tiến độ của metro 1 theo dự kiến. Hiện nay tiến độ xây dựng của tuyến này đã hoàn hơn 70% khối lượng công trình. Dự án dự kiến hoàn thành vào cuối năm 2021, do đó hiện nay tiến độ dự án đang được các bên chủ đầu tư, nhà thầu tiến hành khẩn trương. Năm 2020 mọi thứ liên quan đến tuyến metro 1 phải hoàn tất, đầu máy và toa xe sẽ về, đào tạo nhân sự để vận hành.
Về cơ bản có thể nhìn thấy tất cả các yếu tố tác động và rất ít khả năng phát sinh thêm. TP. HCM đã 3 lần tạm ứng vốn từ ngân sách để thi công tuyến metro số 1 với tổng số tiền hơn 5.000 tỷ đồng. Về nguyên tắc, sau khi UBND TP. HCM ký quyết định điều chỉnh vốn hai dự án metro thì Trung ương sẽ chi tiền. Nhưng thủ tục chuyển tiền, thanh toán còn nhiều bước phức tạp, cần có thêm thời gian nên có thể đến tháng 3 tháng 4/2020 thành phố mới nhận được.
“Hiện TP.HCM đang chuẩn bị thêm số tiền 1.700 tỷ đồng để tạm ứng tiếp cho nhà thầu, người lao động yên tâm làm việc, dự án kịp tiến độ. Vì theo kinh nghiệm, nếu tổng vốn đầu tư được triển khai theo đúng tiến độ dự kiến thì phải đến tháng 4/2020 kinh phí mới được rót về cho dự án”, ông Hoan nói.
Phó Chủ tịch UBND TP.HCM đánh giá, vướng mắc trong triển khai tuyến đường sắt metro là do chưa có cơ sở pháp lý rõ ràng. Bởi vậy, khi nghiên cứu điều chỉnh thiết kế kỹ thuật cũng phải tính toán kỹ lưỡng về điều chỉnh tổng mức đầu tư…
Sau khi có ý kiến Trung ương, Bộ Chính trị, TP.HCM phối hợp với các bộ, ngành, hội đồng thẩm định điều chỉnh thiết kế kỹ thuật. Hội đồng thẩm định điều chỉnh tổng mức đầu tư gồm nhiều nhà khoa học, chuyên gia, cán bộ đầu ngành đã làm việc khẩn trương.
Dự án tuyến metro số 1 dài gần 20 km được UBND TP. HCM phê duyệt năm 2007, tổng mức đầu tư 17,4 ngàn tỷ đồng. Đến năm 2010, số vốn đầu tư được phê duyệt lại là 47.000 tỷ đồng do điều chỉnh thiết kế, tỷ giá đồng yên Nhật thay đổi... nhưng chưa được thông qua. Để giải quyết các vướng mắc, Quôc hội, Trung ương cho phép TP. HCM phê duyệt lại tổng mức đầu tư trên cơ sở ý kiến của các bộ, ngành Trung ương.