Vốn ETFs đảo chiều, chứng khoán Việt còn hút vốn ngoại?

Diendandoanhnghiep.vn Vốn ETFs đã có dấu hiệu chậm lại rõ rệt và rút ròng trong tháng 2. Trong bối cảnh thanh khoản thị trường chứng khoán suy yếu, nhà đầu tư vẫn xem dòng tiền ETFs như một tín hiệu...

>> Thị trường chứng khoán 2023: Năm trở lại của khối ngoại

Từ tháng 10 cho đến kết thúc 2022, vốn ETFs được xem là một trong những dòng tiền đáng kể nâng đỡ thị trường chứng khoán (TTCK) Việt Nam. 

Dòng tiền ETFs

Dòng vốn ETF trong tháng 3 được nhận định có những yếu tố tích cực và đón đợt cơ cấu tỷ trọng danh mục mới. Ảnh minh họa

Tuy nhiên, sau hơn 3 tháng vào mua ròng, vốn ETFs bước sang tháng 2 bắt đầu cho dấu hiệu chậm lại rõ rệt.

Báo cáo TTCK tháng 2 của SSI Research ghi nhận đầu tiên là quỹ Fubon ngừng ghi nhận vào ròng vào kể từ đầu tháng 1 do chạm hạn mức quy định từ Sở GDCK Đài Loan (TWSE) và sau đó dòng vốn từ nhóm quỹ nội và nhóm quỹ ngoại từ Âu-Mỹ cũng lần lượt yếu dần trong tháng 2.

Đáng chú ý, các quỹ nội còn ghi nhận dòng tiền rút ra trong tuần cuối tháng. Tính riêng trong tháng 2, chỉ có duy nhất quỹ DB FTSE vẫn ghi nhận dòng tiền tích cực (+438 tỷ đồng). Một số quỹ vẫn ghi nhận dòng tiền dương nhưng giảm đáng kể như VanEck (+87 tỷ), VNDiamond (+17 tỷ), VFM VN30 (+6 tỷ), trong khi các quỹ KIM VN30 và SSIAM VNX50 bị rút nhẹ trong tháng 2. Như vậy, tổng dòng vốn ETF vào Việt Nam trong tháng 2 chỉ đạt 500 tỷ đồng, thấp hơn nhiều so với 4 tháng trước đó. Tính từ đầu năm, tổng dòng vốn ETF đạt 4,753 tỷ đồng, với đóng góp chủ yếu từ VanEck (+2,092 tỷ đồng) và DB FTSE (+1,032 tỷ đồng).

Cũng theo SSI Research, xu hướng dòng vốn trong tháng 2 vào TTCK Việt Nam có sự phân hóa giữa nửa đầu tháng và nửa cuối tháng, khi rủi ro thanh khoản trên thị trường trái phiếu doanh nghiệp (TPDN) (và nguy cơ lan rộng ra hệ thống ngân hàng) xuất hiện. Tuy nhiên, Bộ phận phân tích CTCK SSI cho rằng động thái gần đây của Chính phủ, bao gồm việc ban hành Nghị định 08/2023 sửa đổi Nghị định 65/2022 và Nghị định 153/2020 về phát hành TPDN riêng lẻ) sẽ là yếu tố giúp ổn định tâm lý và thu hút dòng tiền quay trở lại thị trường.

Đối với xu hướng vốn ngoại trên thị trường, SSI Research ghi nhận với các quỹ chủ động, quán tính dòng tiền vào ròng vẫn tiếp tục được duy trì. Tổng giá trị vào ròng trong tháng ghi nhận là 1.670 tỷ đồng, không có nhiều khác biệt so với tháng 1, tuy nhiên tập trung chủ yếu vào nửa đầu tháng 2 và tốc độ giải ngân đã chậm lại rõ rệt về cuối tháng. Về các nhóm quỹ, các nhóm quỹ từ khu vực Nhật Bản và Châu Âu chiếm áp đảo dòng tiền quỹ chủ động trong tháng 2.

>> Khối ngoại thận trọng M&A bất động sản

Trên sàn, khối ngoại đảo chiều bán ròng nhẹ 263 tỷ đồng và tập trung vào nửa cuối tháng. Việc khối ngoại bán ròng trong tháng 2 trong khi dòng tiền từ các quỹ ETF và chủ động vào ròng cho thấy động thái tái cơ cấu lại danh mục của các quỹ và có thể là nâng tỷ trọng nắm giữ tiền mặt, trong bối cảnh các sự kiện liên quan đến thị trường TPDN phức tạp hơn. Trên thực tế, khối ngoại đẩy mạnh bán ròng vào nửa cuối tháng 2 và tập trung vào nhóm Bất động sản. Các nhóm ngành mang tính chu kỳ như Tài chính-Ngân hàng và Nguyên vật liệu, tuy vẫn được mua ròng trong tháng nhưng có dấu hiệu bán ròng khá mạnh trong nửa cuối tháng; đây là các nhóm được mua ròng nhiều trong giai đoạn trước.

Theo SSI Research, một số yếu tố tích cực liên quan đến dòng vốn ETF trong tháng 3 là việc VanEck sẽ cơ cấu lại tỷ trọng danh mục sang 100% cổ phiếu Việt Nam, tương đương dòng vốn tăng 68 triệu USD hay việc Sở GDCK Đài Loan chấp thuận việc tăng hạn mức đầu tư cho quỹ Fubon ETF Việt Nam (ước tính dòng vốn tối đa vào ròng khoảng 4.500 tỷ đồng). Tuy nhiên, điểm đáng lưu ý đối với dòng tiền ETF là mang đặc tính của nhà đầu tư cá nhân, do vậy việc rút/vào ròng sẽ có biến động khó đoán hơn như trong tháng 2, ghi nhận một lượng lớn dòng vốn đã rút ra từ nhóm nhà đầu tư Thái Lan.

Đối với nhóm quỹ chủ động, định giá của thị trường vẫn là yếu tố thu hút nhóm quỹ đầu tư dài hạn và đây cũng là những quỹ có dòng tiền giải ngân khá mạnh trong thời gian qua. Dòng tiền từ nhóm quỹ chủ động vẫn là yếu tố hỗ trợ chính cho giao dịch mua ròng của khối ngoại.

Hiện trên thị trường, bất chấp xu hướng khó đoán của dòng tiền ETFs, và đặc biệt dòng vốn từ nhóm nhà đầu tư Thái Lan mà trước đây, đã được các chuyên gia cảnh báo là rất "dễ vào dễ ra" do thực hiện giải ngân qua ETFs dễ đúng luật và hợp lý kể cả với những mã cổ phiếu đã hết room ngoại, nhiều nhà đầu tư vẫn đang đặt kỳ vọng vào cơ hội "đua" theo dòng tiền góp tăng thanh khoản thị trường khi quỹ Fubon giải ngân khoản huy động mới. Sau 2 năm hoạt động, theo các đợt quy định tăng hạn mức đầu tư được Sở GDCK Đài Loan chấp thuận, Fubon đã có tổng cộng 5 đợt huy động vốn. Trong đó, ở đợt mới nhất thứ 5 sau khi ngừng giải ngân tại Việt Nam (và rút ròng như nêu trên), quỹ Fubon FTSE Vietnam ETF vừa thông báo đã được Ủy ban Quản lý và Giám sát Tài chính thông qua đợt huy động vốn bổ sung lần thứ 5 với số vốn 5 tỷ tân đài tệ (TWD), tương đương khoảng 3.868 tỷ đồng theo tỷ giá hiện tại. Số lượng chứng chỉ quỹ dự kiến phát hành thêm là 333.333.333 đơn vị. Tổng cộng, trong cả 5 đợt phát hành, số lượng đơn vị chứng chỉ quỹ chào bán sẽ là 2.333.333.333 đơn vị. Sau khi được thông qua, Fubon vẫn cần thêm thời gian được sự chấp thuận của Ngân hàng Trung ương (NHTW) trước khi được thực hiện tiến hành gọi vốn.

Đợt giải ngân mới của Fubon, theo đợt tái cơ cấu danh mục Fubon FTSE Vietnam ETF mà Chứng khoán Yuanta Việt Nam đưa ra dự báo, sẽ nâng tỷ trọng của SHB từ 0% lên 2,47%. Và bên cạnh đó, cổ phiếu EIB cũng được đưa vào rổ danh mục của FTSE Vietnam ETF với tỷ trọng 1,93%. Đây là 2 mã cổ phiếu ngân hàng trong 3 tháng qua đã có sự điều chỉnh về thị giá thấp đáng kể. Bên cạnh đó, EIB cũng được đánh giá là cổ phiếu có "câu chuyện riêng" xoay quanh các đợt "tranh hùng" trên tỷ lệ cổ phần sở hữu của các nhóm cổ đông vẫn còn phân mảnh.

Không chỉ đặt kỳ vọng vào sức hút cổ phiếu ngân hàng ở 1,2 mã, trong dài hạn, giới chuyên môn vẫn đánh giá thị trường chứng khoán Việt Nam còn nhiều động lực để giữ chân khối ngoại, trên cơ sở định giá nhiều ngành vẫn ở mức trung bình thấp so với trong vòng 10 năm qua; cùng với đó là nền tảng kinh tế, lạm phát thấp, tỷ giá ổn định. 

Ông Huỳnh Minh Tuấn, Founder CTy Tư vấn Đầu tư FIDT nhận định: Trong ngắn hạn đà mua ròng của khối ngoại suy giảm nhưng cả năm 2023, FIDT giữ nguyên dự báo vẫn sẽ là năm hút ròng vốn ngoại và là lực đỡ thị trường quan trọng. Những thông tin không chính thức về việc Quỹ Fubon FTSE Vietnam ETF tiếp tục huy động vốn nay đã công bố chính thức theo đó, có thể là động lực cho thị trường từ tháng 3.

Một chuyên gia cho biết trong xu hướng chung, dòng vốn từ các quỹ chủ động có thể rút để chuyển sang các quỹ ETFs và mặt khác, vốn ETFs cũng rất dễ biến động trong ngắn hạn, nhưng việc thu hút mạnh vốn ngoại của Việt Nam trong 2023 sẽ không thay đổi, đặc biệt sự tập trung của các quỹ chủ động. "Các nhà đầu tư ngoại đã và đang cho thấy rằng nếu lỡ nhịp vào thị trường thì cơ hội sẽ trôi qua. Do đó, họ sẽ có xu hướng cân bằng rủi ro ở các nhóm ngành vẫn còn định giá thấp và ít rủi ro hơn".

Đánh giá của bạn:

Mời các bạn tham gia vào group Diễn đàn Doanh nghiệp để thảo luận và cập nhật tin tức.

Bạn đang đọc bài viết Vốn ETFs đảo chiều, chứng khoán Việt còn hút vốn ngoại? tại chuyên mục DIỄN ĐÀN TÀI CHÍNH của Tạp chí Diễn đàn doanh nghiệp. Liên hệ cung cấp thông tin và gửi tin bài cộng tác: email toasoan@dddn.com.vn, hotline: 0985698786,
Bình luận
Bạn còn /500 ký tự
Xếp theo: Thời gian | Số người thích
SELECT id,type,category_id,title,description,alias,image,related_layout,publish_day FROM cms_post WHERE `status` = 1 AND publish_day <= 1713587320 AND in_feed = 1 AND top_home <> 1 AND status = 1 AND publish_day <= 1713587320 ORDER BY publish_day DESC, id DESC LIMIT 0,11
1 2 3 4 5 6 7 8 9 10