Tại thị trường Việt Nam, xu hướng các quỹ ngoại giải ngân giai đoạn đầu năm đang quay trở lại. Đây là tín hiệu tốt để ngỏ khả năng các quỹ ETF sẽ mua ròng.
Chuyên gia nói về động thái bán ròng của khối ngoại trên sàn chứng khoán
Theo ông Nguyễn Thế Minh, Giám đốc phân tích CTCK Yuanta Việt Nam (YSVN), khối ngoại trong những phiên gần đây đã liên tục mua ròng, và có xu hướng bán ròng chứng chỉ quỹ VN30. Vào phiên 10/2, VNDiamond đã huy động hơn 230 tỷ đồng, VN30 bị rút ròng khoảng 150 tỷ đồng. Với diễn biến như vậy có thể thấy các quỹ ETF đang có xu hướng quay trở lại mua ròng.” Chúng tôi đánh giá rủi ro của các quỹ ETF đang ở mức thấp và động thái mua ròng sẽ xảy ra khá cao”, ông Nguyễn Thế Minh cho biết.
Ông Thế Minh cũng cho biết thêm, rủi ro ngắn hạn đã giảm dần. Đồng thời, khối ngoại quay trở lại mua ròng và chủ yếu tập trung ở nhóm cổ phiếu ngân hàng cho thấy nhóm cổ phiếu Bluechips sẽ là động lực tăng trưởng chính cùa thị trường.
Trong khi đó, báo cáo phân tích mới đây của SSI Research đã chỉ ra, giao dịch ETF tích cực nhờ đóng góp từ các quỹ ngoại. Giao dịch ETF tích cực trở lại khi các quỹ ETF ngoại đẩy mạnh tăng vốn trong tháng đầu năm. Lực mua chủ yếu đến từ quỹ Fubon ETF (+1.140 tỷ đồng), bên cạnh các quỹ Premia Vietnam ETF (+12 tỷ đồng) và SSIAM VNFIN Lead (+152 tỷ đồng). Ngược lại, có 3 quỹ bị rút ròng là VFM VN30 ETF (-334 tỷ đồng) và VFM VNDiamond ETF (-21 tỷ đồng), FTSE Vietnam ETF (-12 tỷ đồng).
Như vậy, các quỹ ETF đã mua ròng tổng cộng 938 tỷ đồng trong tháng 1 sau khi rút ròng trong 2 tháng liên tiếp. Dòng tiền từ các quỹ chủ động tiếp tục cải thiện trong tháng 1. Các quỹ chủ động có diễn biến tích cực hơn, khi mua ròng 461,7 tỷ đồng, tập trung vào tuần giao dịch trước Tết Nguyên Đán.
Thị trường chứng khoán Việt Nam đã có nhịp điều chỉnh tương đối mạnh trong tháng 1 và giúp định giá thị trường trở nên hấp dẫn hơn và thu hút dòng tiền khối ngoại. Điều này giúp khối ngoại chuyển hướng mua ròng trên thị trường chứng khoán, nếu loại trừ giao dịch đột biến của MSN vào ngày 19/1.
Cụ thể, trong tháng 1, khối ngoại mua ròng 2.071 tỷ đồng, trong đó tập trung giải ngân vào nhóm cổ phiếu vốn hóa lớn.
Sang năm 2022, SSI Research kỳ vọng dòng vốn ngoại sẽ sớm quay trở lại Việt Nam với sự phân kỳ của chính sách tiền tệ/tài khóa của Việt Nam và thế giới và sự ổn định của tỷ giá. Đồng VND sẽ tiếp tục duy trì sức mạnh của mình, trong bối cảnh các đồng tiền khác trong khu vực sẽ chịu áp lực mất giá do USD tăng giá (Fed tăng lãi suất).
Bên cạnh đó, SSI Research cũng quan sát thấy xu hướng giao dịch của khối ngoại tại các quốc gia trong khu vực có tín hiệu đảo chiều từ cuối năm 2021. Trước mắt, thị trường chứng khoán Việt Nam chuẩn bị chào đón thêm một quỹ đầu tư đến từ Đài Loan là quỹ Jih Sun Vietnam Opportunity Fund (JSV Fund). JSV Fund đã tiến hành IPO từ ngày 10/1/2022 với số vốn huy động ước tính khoảng 6 tỷ Đài tệ (tương ứng 5.000 tỷ đồng). Quỹ đã chính thức giao dịch trên thị trường chứng khoán vào ngày 26/1/2022.
Dòng tiền khối ngoại vào chứng khoán quý cuối năm?
Còn theo ông Trần Xuân Bách, Trưởng nhóm chiến lược thị trường, CTCP Chứng khoán Bảo Việt (BVSC) nhận định, dòng vốn từ các quỹ ETF có thể thấy với nền kinh tế vĩ mô của Việt Nam được giữ ổn định và mức độ tăng trưởng cao của các doanh nghiệp. “EPS trong năm 2022 được dự phóng khoảng 20% các doanh nghiệp niêm yết, như vậy sẽ giúp cho mặt bằng định giá P/E với các nước trong khu vực có một sự hấp dẫn tương đối. Điều này có thể giúp Việt Nam trở thành một điểm sáng hiếm hoi trong thị trường mới nổi có thể tiếp tục thủ được dòng vốn ngoại qua các quỹ ETF chảy vào Việt Nam”, ông Trần Xuân Bách cho biết.
Ông Bách cũng kỳ vọng không chỉ trong năm 2022 mà trong những năm tới dòng vốn ngoại thông qua kênh quỹ ETF sẽ tiếp tục mua ròng tại thị trường Việt Nam đi cùng triển vọng nâng hạng của thị trường chứng khoán Việt Nam có thể diễn ra cuối năm 2022 hoặc trong năm tới.
“Chúng tôi kỳ vọng áp lực bán ròng sẽ không quá lớn và quá đáng ngại đối với khối ngoại và kỳ vọng cuối năm nay và trong năm tới sẽ có dòng vốn ngoại lớn vào Việt Nam để đón đầu làn sóng nâng hạng thị trường. Về xu hướng chung và dài hạn tôi kỳ vọng rằng Việt Nam sẽ làm điểm đến tốt cho dòng vốn ngoại chảy vào thị trường”, Trưởng nhóm chiến lược thị trường BVSC cho biết.
CTCK MB (MBS) cũng lạc quan về dòng vốn ngoại trong năm 2022, theo đó, chuyên gia MBS nhận định trong nỗ lực đạt được vị thế thị trường mới nổi, các sáng kiến của Việt Nam nhằm nâng cao tính minh bạch của thị trường chứng khoán sẽ thu hút nhiều dòng vốn đầu tư ra nước ngoài hơn.
Thị trường chứng khoán Việt Nam có thể ở vị trí thuận lợi để được nâng hạng lên trạng thái mới nổi sớm nhất vào năm 2022 hoặc muộn nhất vàonăm 2025. Theo ước tính của chúng tôi, việc Việt Nam đưa vào Chỉ số FTSE EM sẽ thu hút ít nhất 355 triệu USD dòng vốn thụ động nước ngoài, theo tỷ trọng của thịtrường sẽ vào khoảng 0,36% –0,41%. Trong khi đó, việc Việt Nam được đưa vào Chỉ số MSCI EM có thể thu hút ít nhất 327 triệu USD dòng vốn thụ động nước ngoài, vìtỷ trọng của thị trường dự kiến vào khoảng 0,69% –0,78%.
Có thể bạn quan tâm
19:33, 12/02/2022
11:00, 12/02/2022
16:00, 11/02/2022
05:00, 11/02/2022