Vụ “đất vàng” không qua đấu giá tại Bình Thuận: Tiếp tục điều tra 8 dự án còn lại

Diendandoanhnghiep.vn Viện KSND tối cao đã ban hành cáo trạng truy tố ông Nguyễn Ngọc Hai - nguyên Chủ tịch tỉnh Bình Thuận và 11 đồng phạm ra TAND TP Hà Nội để xét xử. Đồng thời, tiếp tục điều tra 8 dự án còn lại.

>> Vụ “đất vàng” không qua đấu giá tại Bình Thuận: Bắt giam đương kim Phó Chủ tịch UBND tỉnh

Triệu tập các bị can ra Hà Nội để xét xử

Cụ thể, theo cáo trạng của VKSND tối cao, bị can Nguyễn Ngọc Hai và Lương Văn Hải (nguyên Chủ tịch và Phó Chủ tịch thường trực UBND tỉnh Bình Thuận) đã phạm tội "vi phạm quy định về quản lý, sử dụng tài sản Nhà nước gây thất thoát, lãng phí" quy định tại khoản 3 Điều 219 Bộ luật hình sự 2015, sửa đổi, bổ sung 2017.

Cáo trạng số 1691 do Phó viện trưởng Viện Kiểm sát nhân dân tối cáo Nguyễn Hải Trâm ký ban hành và phân công Viện Kiểm sát nhân dân TP Hà Nội thực hiện quyền công tố, kiểm sát xét xử vụ án tại phiên tòa sơ thẩm.

Cáo trạng do Phó Viện trưởng Viện Kiểm sát nhân dân tối cáo Nguyễn Hải Trâm ký ban hành và phân công Viện Kiểm sát nhân dân TP Hà Nội thực hiện quyền công tố, kiểm sát xét xử vụ án tại phiên tòa sơ thẩm.

Cùng tội danh trên, cáo trạng còn truy tố các ông Hồ Lâm, Lê Nguyễn Thanh Danh (nguyên Giám đốc và Phó Giám đốc Sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh), Ngô Hiếu Toàn (nguyên Phó Giám đốc Sở Tài chính tỉnh);

Đặng Hoài Nhân, bà Nguyễn Thị Thu Phong (nguyên Giám đốc và Phó Giám đốc Trung tâm Phát triển quỹ đất tỉnh), Nguyễn Thanh Cho, Lê Nam Hưng, Phạm Duy Cường, Lê Anh Huy (nguyên Giám đốc, Phó Giám đốc và cán bộ Chi cục Quản lý đất đai tỉnh Bình Thuận).

Còn ông Nguyễn Văn Phong (thời điểm bị bắt giam là Phó Chủ tịch UBND tỉnh Bình Thuận) bị truy tố về tội "thiếu trách nhiệm gây hậu quả nghiêm trọng" quy định tại điểm d khoản 3 Điều 360 Bộ luật hình sự 2015, sửa đổi, bổ sung 2017.

Theo cáo trạng, ông Nguyễn Ngọc Hai với vai trò là Chủ tịch UBND tỉnh Bình Thuận, chịu trách nhiệm quản lý Nhà nước về đất đai trên địa bàn tỉnh. Đặc biệt, lý do dẫn đến phạm tội của ông Hai được xác định là: mặc dù biết rõ quy định pháp luật về căn cứ, thời điểm tính tiền sử dụng đất, tiền thuê đất nhưng vẫn ban hành chủ trương giao 3 lô đất 18, 19, 20 thuộc quỹ đất hai bên đường 706B cho Công ty Tân Việt Phát vào năm 2017 mà áp dụng giá được phê duyệt từ năm 2013, gây thiệt hại ngân sách.

Cụ thể, ngày 26/7/2016, ông Hai ký ban hành quyết định điều chỉnh giá đất của tỉnh, trong đó có khu vực 3 lô đất trên lên thành 1,6 triệu đồng/m2. Đến năm 2017, lô đất này được giao cho Công ty Tân Việt Phát nhưng với giá được phê duyệt từ năm 2013 là 1,1 triệu đồng/m2.

Cũng trong năm 2017, Công ty Tân Việt Phát được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất. Sau đó, doanh nghiệp thực hiện thủ tục xin thực hiện dự án khu thương mại dịch vụ và dân cư Tân Việt Phát 2, rồi đầu tư hạ tầng, phân thành 500 lô đất có các mức diện tích từ 100 m2 đến 2.000 m2.

ngày 26/7/2016, ông Hai ký ban hành quyết định điều chỉnh giá đất của tỉnh, trong đó có khu vực 3 lô đất trên lên thành 1,6 triệu đồng/m2. Đến năm 2017, lô đất này được giao cho Công ty Tân Việt Phát nhưng với giá được phê duyệt từ năm 2013 là 1,1 triệu đồng/m2.

Ngày 26/7/2016, ông Hai ký ban hành quyết định điều chỉnh giá đất của tỉnh, trong đó có khu vực 3 lô đất lên thành 1,6 triệu đồng/m2. Đến năm 2017, lô đất này được giao cho Công ty Tân Việt Phát nhưng với giá được phê duyệt từ năm 2013 là 1,1 triệu đồng/m2.

Từ cơ sở trên, Cơ quan tố tụng xác định các bị can đã áp giá đất năm 2013 (hơn 111 tỷ đồng đối với 3 lô đất theo Quyết định số 2423 của UBND tỉnh) để tính tiền thu đất năm 2017. Trong khi theo kết luận định giá tài sản năm 2022, giá trị quyền sử dụng lô đất trên là hơn 156 tỷ đồng.

Cùng thực hiện hành vi phạm tội như ông Hai, các bị can khác là lãnh đạo, cán bộ UBND tỉnh, các cơ quan chuyên môn thuộc Sở Tài nguyên - Môi trường, Sở Tài chính được giao nhiệm vụ trực tiếp về quản lý đất đai và tài chính về đất đai.

Các bị can đều biết quy định pháp luật về căn cứ, thời điểm tính tiền sử dụng đất, tiền thuê đất nhưng vẫn thống nhất đề xuất, tham mưu cho UBND tỉnh Bình Thuận về việc giao 3 lô đất trên cho Công ty Tân Việt Phát nhưng không xác định giá đất cụ thể tại thời điểm giao đất.

Trong đó, ông Nguyễn Ngọc Hai là người có trách nhiệm vai trò chính. Các bị can còn lại có vai trò đồng phạm.

Riêng ông Nguyễn Văn Phong, thời điểm phạm tội là Giám đốc Sở Tài chính, cáo trạng xác định có vai trò là người đứng đầu sở, chịu trách nhiệm trước UBND tỉnh, Chủ tịch UBND tỉnh và trước pháp luật về toàn bộ hoạt động của sở, trong đó có quản lý tài chính về đất đai và xác định giá đất cụ thể.

Trong vụ án này, khi có ý kiến của lãnh đạo UBND tỉnh về việc kiểm tra việc giao đất cho Công ty Tân Việt Phát, ông Phong đã không thực hiện đầy đủ trách nhiệm được giao, không chỉ đạo các bộ phận chuyên môn kiểm tra, rà soát, đối chiếu lại các quy định của Luật Đất đai, Luật Giá về việc xác định giá đất cụ thể.

Đáng nói, ở nội dung này, trong quá trình điều tra, các bị can đã thành khẩn khai báo và xin khắc phục hậu quả. Riêng cựu Phó Chủ tịch Bình Thuận Nguyễn Văn Phong không thừa nhận chỉ đạo cấp dưới làm trái.

Cụ thể, cáo trạng của Viện KSND tối cao nêu, Ngô Hiếu Toàn khai có bút phê đồng ý giao đất cho Công ty Tân Việt Phát với giá đất của năm 2013, không thông qua đấu giá quyền sử dụng đất là có chỉ đạo của cựu Giám đốc Sở Tài chính (tức cựu Phó Chủ tịch tỉnh Bình Thuận Nguyễn Văn Phong). Tuy nhiên, lời khai này của ông Toàn bị ông Phong bác bỏ, không thừa nhận. Bị can Nguyễn Văn Phong chỉ thừa nhận không kiểm tra, để Ngô Hiếu Toàn ký công văn (số 735 ngày 20/2/2017) gửi Sở TN-MT trái với quy định của pháp luật.

Do đó, cáo trạng của Viện KSND tối cao cho rằng, hành vi của các bị can là rất nghiêm trọng, gây thất thoát lớn ngân sách Nhà nước, phải xử lý nghiêm minh để răn đe. Riêng bị can Nguyễn Văn Phong bị truy tố về tội "thiếu trách nhiệm gây hậu quả nghiêm trọng" quy định tại điểm d khoản 3 Điều 360 Bộ luật hình sự 2015, sửa đổi bổ sung 2017 (mức án có thể từ 7-12 năm tù).

Đáng chú ý, trong vụ án này, Viện KSND tối cao truy tố các bị can ra TAND TP.Hà Nội để xét xử, đồng thời, phân công Viện KSND TP.Hà Nội thực hành quyền công tố, kiểm sát xét xử tại phiên tòa sơ thẩm.

>> Bắt giam nguyên Chủ tịch UBND tỉnh Bình Thuận Nguyễn Ngọc Hai

Tiếp tục điều tra 8 dự án còn lại

Đối với 8 dự án còn lại tại Bình Thuận có dấu hiệu sai phạm tương tự, cáo trạng nêu Cơ quan CSĐT Bộ Công an vẫn đang tiếp tục xác minh, điều tra theo quy định, gồm: Khu đô thị du lịch biển Phan Thiết (sân golf Phan Thiết); dự án lấn biển phường Đức Long (Hamubay); dự án Biển Quê Hương; dự án Trường mầm non Lê Quý Đôn; dự án rừng dầu Hồng Liêm; dự án Bồng Lai Tiên Cảnh và du lịch sinh thái Xuân Quỳnh; dự án Khu liên hợp hồ điều hòa Hưng Long; dự án Khu du lịch Hòn Lan.

Trước đó, như Diễn đàn Doanh nghiệp đã thông tin và vào cuộc từ đầu vụ việc, sau khi có những tờ trình “hoả tốc” về tham mưu của các sở ban ngành cho UBND tỉnh Bình Thuận, thì hàng trăm nghìn mét vuông "đất vàng", đất công tại trung tâm thành phố Phan Thiết, Bình Thuận bỗng dưng rơi vào tay tư nhân một cách “bất thường”, khiến hàng trăm hộ dân "mất nhà, mất cửa"… thậm chí phải sống trong cảnh “màn trời, chiếu đất”.

với 8 dự án còn lại tại Bình Thuận có dấu hiệu sai phạm tương tự, cáo trạng nêu Cơ quan CSĐT Bộ Công an vẫn đang tiếp tục xác minh, điều tra theo quy định

Dự án Hamubay là một trong 8 dự án còn lại tại Bình Thuận có dấu hiệu sai phạm tương tự, cáo trạng nêu Cơ quan CSĐT Bộ Công an vẫn đang tiếp tục xác minh, điều tra theo quy định.

Điều đáng nói, tất cả các khu đất này chủ yếu có nguồn gốc là đất công, đất rừng… thông qua công tác giải tỏa (mồ mả, đất ở, nhà ở, đất rừng… của những người dân nghèo, đất quy hoạch làm trụ sở cơ quan hành chính), nhưng sau đó được chính quyền tỉnh Bình Thuận giao cho doanh nghiệp nhưng không thông qua đấu giá.

Nghiêm trọng hơn, trong quá trình thực hiện còn lộ rõ những lỗ hổng, yếu kém của các cơ quan tham mưu trong việc áp dụng luật định, đối tượng ưu tiên, thậm chí là xuất hiện những dấu hiệu của việc "luật chưa thông”… nhưng “đất công đã loạn”.

Ngày 10/2/2022, Cơ quan CSĐT- Bộ Công an đã ra quyết định khởi tố vụ án và bắt tạm giam đối với các bị can về tội vi phạm quy định về quản lý, sử dụng tài sản Nhà nước gây thất thoát, lãng phí, xảy ra tại dự án Khu thương mại dịch vụ và dân cư Tân Việt Phát 2 (3 lô đất số 18,19,20), thuộc quỹ đất hai bên đường 706B (nay là đường Võ Nguyên Giáp, Nguyễn Thông) phường Phú Hài, TP Phan Thiết, tỉnh Bình Thuận, gồm: Nguyễn Ngọc Hai, nguyên Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh Bình Thuận; Lương Văn Hải, nguyên Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh Bình Thuận; Hồ Lâm, nguyên Giám đốc Sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh Bình Thuận; Lê Nguyễn Thanh Danh, nguyên Phó Giám đốc Sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh Bình Thuận; Ngô Hiếu Toàn, Phó Giám đốc Sở Tài chính tỉnh Bình Thuận.

Từ ngày 2 – 4/3/2022, Ủy ban Kiểm tra T.Ư đã họp và xem xét kết quả kiểm tra dấu hiệu sai phạm đối với Ban Thường vụ Tỉnh ủy Bình Thuận, nhiệm kỳ 2015 - 2020.

Tháng 7/2022, Thủ tướng Chính phủ ký quyết định thi hành kỷ luật hàng loạt lãnh đạo, cựu lãnh đạo tỉnh Bình Thuận vì những sai phạm trong quá trình công tác. Trong đó, ông Lê Tuấn Phong - Chủ tịch UBND tỉnh Bình Thuận, bị Thủ tướng ký quyết định kỷ luật cảnh cáo.

Đánh giá của bạn:

Mời các bạn tham gia vào group Diễn đàn Doanh nghiệp để thảo luận và cập nhật tin tức.

Bạn đang đọc bài viết Vụ “đất vàng” không qua đấu giá tại Bình Thuận: Tiếp tục điều tra 8 dự án còn lại tại chuyên mục DIỄN ĐÀN PHÁP LUẬT của Tạp chí Diễn đàn doanh nghiệp. Liên hệ cung cấp thông tin và gửi tin bài cộng tác: email toasoan@dddn.com.vn, hotline: 0985698786,
Bình luận
Bạn còn /500 ký tự
Xếp theo: Thời gian | Số người thích
SELECT id,type,category_id,title,description,alias,image,related_layout,publish_day FROM cms_post WHERE `status` = 1 AND publish_day <= 1713596913 AND in_feed = 1 AND top_home <> 1 AND status = 1 AND publish_day <= 1713596913 ORDER BY publish_day DESC, id DESC LIMIT 0,11
1 2 3 4 5 6 7 8 9 10