“Vũ trụ” giải trí Mario

Diendandoanhnghiep.vn Nintendo bắt đầu làm phim, mở công viên chủ đề, đầu tư vào các mảnh ghép để biến mình thành một công ty cung cấp dịch vụ giải trí đa dạng về dịch vụ, mà một hình mẫu tiêu biểu chính là Disney.

>>Nintendo xây dựng “vũ trụ Mario”

“Vũ trụ” giải trí Mario

Hãng trò chơi điện tử Nintendo vừa mở công viên Super Nintendo World thứ hai ở Hollywood, Los Angeles, Mỹ. Không chỉ có công viên, Nintendo còn đang ráo riết hoàn thành phần đầu tiên của bộ phim hoạt hình có tên Super Mario Bros.

Đây là hai động thái rất rõ ràng cho chiến lược biến mình từ một công ty trò chơi điện tử trở thành một tập đoàn giải trí đa dạng của Nintendo, mà hạt nhân là nhân vật trong trò chơi huyền thoại: Mario.

Thế giới giải trí

Shinya Takahashi, giám đốc điều hành cấp cao của Nintendo từng phát biểu trên truyền thông: “Tôi biết mọi người đang xem Nintendo là một công ty trò chơi điện tử. Nhưng chúng tôi thì luôn nghĩ mình là một tập đoàn giải trí”.

Và thế là ngoài bán trò chơi, máy chơi trò chơi điện tử, thì Nintendo bắt đầu xắn tay vào làm phim, mở công viên chủ đề, đầu tư vào các mảnh ghép để biến mình thành một công ty cung cấp dịch vụ giải trí đa dạng về dịch vụ, mà một hình mẫu tiêu biểu chính là Disney.

Chiến lược này có lẽ được Nintendo nung nấu từ tận năm 1993, khi họ đã đi làm phim Super Mario Bros do Bob Hoskins vào vai Mario, John Leguizamo vào vai Luigi. Nintendo cũng đã có cả loạt phim hoạt hình ăn theo trò chơi nổi tiếng và là cơn sốt thời đó, Mario và Zelda. Rất tiếc, chúng không thành công và ít người biết đến.

Mặc dù đó là một dự án thất bại, nhưng giờ đây họ vẫn tiếp tục con đường đang dang dở đó, thậm chí còn đầu tư mạnh hơn, không chỉ làm phim mà còn mở cả công viên chủ đề.

Làm phim thì không có điều gì đáng nói bởi nhiều công ty đã làm rồi. Nhưng cho ra mắt các công viên giải trí thì là các bước đi đầy táo bạo bởi xây dựng và duy trì công viên để biến mình hoàn toàn thành một công ty giải trí thì tốn kém hơn nhiều.

Chính vì thế, Shigeru Miyamoto, cha đẻ của Mario tham gia mọi dự án, từ bộ phim hoạt hình sắp công chiếu đến 2 công viên chủ đề Mario. Điều đó thể hiện quyết tâm và khát vọng của công ty này với đứa con tinh thần Mario của họ.

Chiến lược quen thuộc

Chiến lược xây dựng thế giới giải trí kiểu như vậy thực ra không phải là mới và đã được nhiều công ty thực hiện. Ý tưởng này được xây dựng dựa trên giá trị cốt lõi và hình tượng nhất của công ty, mở rộng ra và kiếm thêm lợi ích từ hình tượng đó. Với Disney, đó là Mickey, còn đối với Nintendo, đó là Mario.

Giống như Nintendo, nhiều tựa game nổi tiếng khác như Halo, The Last of Us, League of Legends, Cyberpunk 2077 và The Last of Us, v.v.. đều phát triển có thêm các chương trình truyền hình ăn khách.

Hay Netflix, một công ty bán dịch vụ thuê bao phim, cũng lấn sân vào mảng game. Họ đang thử nghiệm các trò chơi với các tựa game tương tác dựa trên các bộ phim của họ, như Black Mirror, Bandersnatch hay Carmen Sandiego. Netflix đầu tư nhiều hơn cho việc chơi game từ năm 2021. Thậm chí, họ còn thuê một cựu giám đốc điều hành của EA (một công ty game nổi tiếng) để làm game. Các thuê bao của Netflix giờ đây được tuyển chọn chơi miễn phí các trò chơi di động, và nằm trong gói thuê bao xem phim.

Các công ty này cũng giống như Nintendo đang hoàn thiện các mảnh ghép của mình dựa trên các giá trị cốt lõi để trở thành các “ốc đảo giải trí” riêng biệt và đầy màu sắc.

Huyền thoại tuổi thơ

Việc Nintendo xây dựng một thế giới giải trí xoay quanh nhân vật trung tâm Mario là một cách đầy khôn ngoan để thu hút tất cả mọi người, dù họ là những người trưởng thành đã biết đến Mario, hay cả những đứa trẻ chưa bao giờ biết đến nhân vật này.

Bởi Mario đã là hình tượng gắn liền với tuổi thơ của rất nhiều thế hệ 8x, 9x trên thế giới. Như ở Việt Nam, cái tên Nintendo thì 8x, 9x có thể không quen nhưng Mario và máy chơi game của họ Family Computer (điện tử 4 nút) thì gần như là cả tuổi thơ của cả một vài thế hệ.

Khi làm phim và mở công viên, họ muốn biến tuổi thơ của cả một thế hệ trở thành trải nghiệm trong thực tế. Với những gen Z và người chưa biết Mario và Nintendo thì đây là cách để lôi kéo những khách hàng tiềm năng mới, tạo cơ hội để họ biết đến Mario.

Khi đến công viên, khách hàng sẽ được trải nghiệm trong một thế giới trò chơi kết hợp với công nghệ, Mario được hiện thực hóa bằng công nghệ thực tế ảo tăng cường (AR) - công nghệ mô phỏng vật thể ảo, làm chúng xuất hiện và con người có thể tương tác trong môi trường thế giới thật, 3D, v.v..

Mọi người có thể tìm thấy mọi thứ xuất hiện trong các trò chơi của Nintendo: đường ống, các loại nấm, các đồng xu, các hộp với dấu chấm hỏi mà khách tham quan có thể đấm chúng kiếm xu khi đeo vòng tay NFC, v.v.. Người chơi hoàn toàn nhập vai và trở thành Mario ngoài đời thực.

Đó là trải nghiệm khác biệt Nintendo đem lại cho khách hàng để giữ chân khách hàng cũ và phát triển khách hàng mới. Bởi ở thế giới đa chiều ngày nay, chỉ có tạo ra sự khác biệt mới có nhiều cơ hội để thu hút khách hàng, khi mà các hình thức giải trí bùng nổ với tốc độ chóng mặt.

Đánh giá của bạn:

Mời các bạn tham gia vào group Diễn đàn Doanh nghiệp để thảo luận và cập nhật tin tức.

Bạn đang đọc bài viết “Vũ trụ” giải trí Mario tại chuyên mục Doanh nghiệp của Tạp chí Diễn đàn doanh nghiệp. Liên hệ cung cấp thông tin và gửi tin bài cộng tác: email toasoan@dddn.com.vn, hotline: 0985698786,
Bình luận
Bạn còn /500 ký tự
Xếp theo: Thời gian | Số người thích
SELECT id,type,category_id,title,description,alias,image,related_layout,publish_day FROM cms_post WHERE `status` = 1 AND publish_day <= 1711711089 AND in_feed = 1 AND top_home <> 1 AND status = 1 AND publish_day <= 1711711089 ORDER BY publish_day DESC, id DESC LIMIT 0,11
1 2 3 4 5 6 7 8 9 10