Theo một số thống kê, có khoảng 25-30% bệnh nhân COVID-19 sau khi khỏi bệnh đã xuất hiện chứng sương mù não.
>>COVID-19 gây ra bệnh viêm gan bí ẩn ở trẻ nhỏ?
Sương mù não khiến cho đầu óc kém minh mẫn, khó tập trung, giảm khả năng ghi nhớ và đưa ra quyết định.
Khi rơi vào tình trạng này, con người thường gặp trở ngại khi học tập, làm việc và sinh hoạt hàng ngày. Vậy làm thế nào để nào để vượt qua chứng sương mù não sau khi mắc Covid-19?
Sương mù não không phải là bệnh lý, nó là một thuật ngữ y tế để chỉ một triệu chứng do các tình trạng sức khỏe khác nhau. Nói chung, người bị sương mù não có cảm giác như tinh thần thiếu minh mẫn, giảm khả năng suy nghĩ và người bị sương mù não thường không cảm thấy là chính mình vì họ mất đi sự nhạy bén về tinh thần.
Sương mù não có thể đến từ nhiều nguyên nhân khác nhau như thiếu ngủ, căng thẳng, tiền mãn kinh, sự chán nản, mang thai, thuốc… và nhiễm virus, chẳng hạn như Covid-19 là một điển hình.
Các nhà nghiên cứu vẫn đang tìm hiểu nguyên nhân gây ra chứng sương mù não ở những người từng nhiễm Covid-19. Một số người cho rằng chứng sương mù não là do Covid-19 gây ra chứng viêm trong não. Điều này có thể ảnh hưởng đến khả năng giao tiếp của các tế bào thần kinh trong não với nhau, dẫn đến tình trạng sương mù não. Nhiều người cũng cho rằng tâm lý con người có thể góp phần gây ra chứng sương mù não ở người mắc Covid-19.
“Những căng thẳng, lo lắng, thiếu ngủ, sự cô lập và mối đe dọa của dịch bệnh có thể khiến tinh thần con người mệt mỏi và gián tiếp gây ra chứng sương mù não. Có những người nhiễm Covid -19 tình trạng nặng. Sau khi trải qua giai đoạn chống chọi với căn bệnh này, họ bị tổn thương tâm lý nặng nề, nỗi ám ảnh sợ hãi quá lớn gây ra cú sốc tâm lý. Nếu họ không có giải pháp kịp thời thì có thể dẫn đến trầm cảm, ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe, công việc, gia đình, mối quan hệ xã hội, ảnh hưởng nghiêm trọng đến chất lượng cuộc sống của họ và người thân xung quanh”, chuyên gia tâm lý Cao Kim Thắm chia sẻ.
Ở cấp độ tế bào, sương mù não được cho là do tình trạng viêm nhiễm ở mức độ cao và những thay đổi đối với hormone quyết định tâm trạng, năng lượng và sự tập trung của bạn.
>>Trẻ từ 5-11 tuổi sau khi tiêm vaccine COVID-19 cần lưu ý gì?
Những triệu chứng sương mù não thường xuất hiện sau khi người bệnh đã trải qua giai đoạn cấp tính của COVID-19 và trở lại làm việc:
• Phản xạ khi giao tiếp kém, khó biểu đạt ngôn ngữ.
• Khó tập trung công việc.
• Trí nhớ suy giảm, khó lưu thông tin sau khi đọc hiểu.
• Mất nhiều thời gian hơn để hoàn thành công việc.
• Quên những thông tin cơ bản mà bình thường vẫn sử dụng.
• Quên những gì bạn đang làm sau khi trở nên mất tập trung…
Ngoài ra, sương mù não có thể gây ra vấn đề như nặng đầu, váng đầu, chóng mặt, mất ngủ, rối loạn tâm lý, rối loạn cảm giác, rối loạn vận động như run ngón tay...
Chứng sương mù não có thể cải thiện khi bạn thực hiện một chế độ sống lành mạnh: Ăn uống ngủ nghỉ điều độ, ngủ sớm và đủ giấc, tránh xa các các chất kích thích, tránh căng thẳng, thường xuyên tập thể dục, ưu tiên các hoạt động ngoài thiên nhiên, hạn chế các thông tin độc hại, bổ sung các thực phẩm tốt cho não (chứa omega-3, DHA)…
Bên cạnh đó, bạn có thể rèn luyện trí não bằng các hoạt động đọc sách, chơi cờ, xem các video truyền cảm hứng, truyền động lực nhưng bạn cần hạn chế xem tivi, điện thoại, lướt mạng xã hội vì những mục đích khác. Ngoài ra, thiền và yoga cũng là một giải pháp tốt để nâng cao sức khỏe và thư giãn cơ thể.
Nếu sương mù não đến từ vấn đề tâm lý (căng thẳng, lo âu, mệt mỏi, buồn chán, khó tập trung, khó ngủ, thiếu ngủ…) thì tâm lý trị liệu là một giải pháp hữu hiệu. Nó giúp bạn giải tỏa những tâm lý từ nguyên nhân gốc rễ, kích hoạt năng lượng tích cực, tập trung vào điều mình mong muốn, học cách cân bằng cảm xúc, kiểm soát cuộc sống, ứng phó với các tình huống cụ khó khăn bằng kỹ năng lành mạnh.
Hiện nay, nhiều trung tâm điều trị đang tiếp nhận và trị liệu tâm lý cho khách hàng gặp vấn đề tâm lý sau khi mắc Covid. Liệu trình trị liệu tâm lý sẽ được “cá nhân hóa” để phù hợp với từng vấn đề, tình trạng của mỗi khách hàng. Đặc biệt, không nên sử dụng thuốc, không can thiệp vào cơ thể. Đây là một giải pháp trị liệu bằng ngôn ngữ.
Hãy lên tiếng và tìm sự trợ giúp khi tự thấy vấn đề bên trong mình nhiều bất ổn. Đừng để vấn đề tâm lý của “hậu Covid” trở lên nguy hại hơn cả Covid!
Có thể bạn quan tâm
04:00, 12/05/2022
14:45, 10/05/2022
03:00, 09/05/2022
03:00, 04/05/2022
05:15, 01/05/2022
00:46, 01/05/2022
01:00, 30/04/2022
03:00, 29/04/2022