WEF Đại Liên: Cơ hội từ đổi mới chuỗi cung ứng lương thực, thực phẩm

TRƯỜNG ĐẶNG 25/06/2024 03:30

Theo các chuyên gia tại Diễn đàn Kinh tế thế giới (WEF), thế giới cần đổi mới và tái tạo chuỗi cung ứng lương thực, thực phẩm để giải quyết các bài toán quy mô toàn cầu.

WEF Đại Liên 2024 sẽ có nhiều sáng kiến mới được thảo luận trên nhiều lĩnh vực

WEF Đại Liên 2024 sẽ có nhiều sáng kiến mới được thảo luận trên nhiều lĩnh vực

WEF Đại Liên 2024 diễn ra từ ngày 25-27/6/2024 với chủ đề “Những chân trời tăng trưởng mới” tại Trung Quốc sẽ là nơi các nhà lãnh đạo và chuyên gia bày tỏ ý kiến về những ý tưởng mới, các lĩnh vực mới, các mô hình tiên phong, sáng tạo sẽ định hình các ngành kinh tế trong tương lai.

>>AI sắp "bùng nổ" tại châu Á

Nhiều vấn đề sẽ được thảo luận trong khuôn khổ sự kiện này, và một trong số đó có thể là các sáng kiến nhằm đổi mới chuỗi cung ứng lương thực toàn cầu mà Việt Nam đóng một vai trò quan trọng.

Hệ thống thực phẩm toàn cầu của thế giới được các chuyên gia WEF cho rằng đang trong tình trạng cần “chuyển đổi khẩn cấp”. Hiện nay, một phần ba lượng phát thải khí nhà kính do con người tạo ra từ sản xuất thực phẩm. Đồng thời, dân số toàn cầu dự kiến sẽ đạt gần 10 tỷ người vào năm 2050, điều này có thể làm tăng nhu cầu lương thực lên 60%.

Tuy nhiên, cách thức trồng trọt, sản xuất và tiêu thụ lương thực truyền thống được cho đang gây ra cuộc khủng hoảng kép về sức khỏe con người và môi trường. Bởi vậy, một trong những chủ đề thảo luận sắp tới có thể xoay quanh việc làm thế nào để thế giới định hình lại cách xã hội sản xuất, phân phối, tiêu thụ lương thực – một sự chuyển đổi sẽ tác động đến sự tiến bộ chung của sức khỏe con người và môi trường.

Gợi ý của WEF là quá trình chuyển đổi lương thực, thực phẩm nên trải qua hai giai đoạn thay đổi khác nhau: Đổi mới và Tái tạo. Trong khi "đổi mới" thực hiện những cải tiến gia tăng trong chuỗi giá trị thực phẩm, "tái tạo" hướng đến sự thay đổi mang tính hệ thống như định hướng lại toàn bộ quy mô sản xuất thực phẩm theo cách làm thay đổi cấu trúc cơ bản trong ngành công nghiệp thực phẩm hiện đại.

>>WEF Davos 2024: Thế giới cần bộ chỉ số tăng trưởng mới

Xu hướng cải tiến lương thực 

Các chuyên gia của WEF khuyến khích đổi mới theo hướng giảm bớt các thành phần có hại sức khỏe trong thực phẩm, như lượng muối, đường, chất béo và chất phụ gia quá mức. Đồng thời, việc nâng cao thành phần dinh dưỡng của sản phẩm, chẳng hạn như bằng cách bổ sung thêm chất xơ hoặc vi chất dinh dưỡng vào thực phẩm.

Mặc dù tác động ở cấp độ sản phẩm là nhỏ nhưng đóng góp chung cho chế độ ăn uống có thể rất đáng kể. Ví dụ: nếu một công ty thực phẩm đa quốc gia bổ sung ngũ cốc nguyên hạt vào dòng sản phẩm đồ ăn nhẹ chính của mình, công ty này có thể tăng lượng chất xơ tiêu thụ của người Mỹ lên 5% vào năm 2030.

Đổi mới chuỗi lương thực toàn cầu sẽ là một vấn đề cần được quan tâm

Đổi mới chuỗi lương thực toàn cầu sẽ là một vấn đề cần được quan tâm

Bổ sung men vi sinh vào sản phẩm hiện có để cải thiện sức khỏe hệ vi sinh vật cũng là một “đổi mới” cần thiết. Các chuyên gia ví ruột như một “bộ não thứ hai” của cơ thể, do nó đóng vai trò quan trọng trong việc điều chỉnh các quá trình sinh lý khác nhau bao gồm tiêu hóa, chức năng trao đổi chất, chức năng miễn dịch và thậm chí cả sức khỏe tâm thần.

Trong khi đó, quá trình tái tạo mà Weltman Glezer đưa ra là cải tổ triệt để các danh mục sản phẩm và công nghệ, bao gồm cả việc giới thiệu các protein thay thế.

Trong năm nay, Unilever đã tung ra loại “sữa không lấy từ bò” được lên men chính xác đầu tiên, giúp giảm lượng khí thải carbon trong sản phẩm kem của công ty. Trong khi đó, Nestlé đã phát triển sản phẩm bổ sung protein whey giống hệt sinh học, loại bột protein không có nguồn gốc động vật đầu tiên của họ.

Theo GFI, có 158 công ty đã công khai tuyên bố tập trung chủ yếu vào quá trình lên men các loại protein thay thế vào năm 2023, tăng 16% so với năm trước.

Ngoài các protein thay thế, ngành công nghiệp thực phẩm cũng có thể tái tạo thông qua chế độ dinh dưỡng cá nhân hóa. Những tiến bộ trong công nghệ như AI và phân tích dữ liệu có thể tạo ra chế độ ăn kiêng dành riêng cho cấu trúc di truyền, các yếu tố lối sống và mục tiêu sức khỏe của một cá nhân.

Dinh dưỡng cá nhân hóa cũng có thể giảm thiểu lãng phí thực phẩm bằng cách kết hợp các cá nhân với kế hoạch bữa ăn sử dụng nguyên liệu hiệu quả và giảm tác động môi trường tổng thể của việc sản xuất và tiêu hủy thực phẩm.

Việt Nam cần nắm bắt cơ hội

Là một quốc gia ngày càng quan trọng trong nguồn cung lương thực thế giới, Việt Nam đã ngày càng ghi dấu ấn trong lĩnh vực nông nghiệp với tư cách là một trong những nước sản xuất và xuất khẩu gạo lớn trên thế giới.

Nước ta đang hướng tới nâng cao vị thế hơn nữa bằng các sáng kiến kỹ thuật số mới. Ví dụ, một dự án kỹ thuật số do chính phủ hỗ trợ tập trung vào tăng cường sản xuất và quản lý lúa gạo, nhằm mở rộng trồng lúa ở Đồng bằng sông Cửu Long đến năm 2030, phản ánh tham vọng của Việt Nam trong việc tận dụng công nghệ để phát triển nông nghiệp.

Tiếp nối đà phát triển đó, sự đổi mới trong công nghệ nông nghiệp sẽ là một trọng tâm chính của Việt Nam. Việt Nam đang triển khai các giải pháp như Internet vạn vật (IoT) và trí tuệ nhân tạo (AI) để tăng cường giám sát và quản lý chuỗi cung ứng nông sản hiệu quả hơn. Các thiết bị cảm biến thông minh có thể theo dõi điều kiện thời tiết, độ ẩm đất và tình trạng sâu bệnh, cho phép nông dân đưa ra quyết định canh tác chính xác hơn, từ đó nâng cao năng suất và chất lượng sản phẩm.

Hướng tới tương lai, Việt Nam cũng đặt mục tiêu trở thành trung tâm đổi mới sáng tạo về nông nghiệp công nghệ cao tại châu Á. Sự hợp tác giữa chính phủ, các viện nghiên cứu khoa học và các doanh nghiệp khởi nghiệp trong lĩnh vực công nghệ nông nghiệp sẽ là chìa khóa để thúc đẩy sự chuyển đổi này.

Có thể bạn quan tâm

  • WEF Davos 2024: Thế giới cần bộ chỉ số tăng trưởng mới

    WEF Davos 2024: Thế giới cần bộ chỉ số tăng trưởng mới

    04:00, 25/01/2024

  • WEF Davos 2024: Thúc đẩy hợp tác quản lý AI

    WEF Davos 2024: Thúc đẩy hợp tác quản lý AI

    03:00, 22/01/2024

  • Tái thiết niềm tin nhìn từ WEF Davos 2024

    Tái thiết niềm tin nhìn từ WEF Davos 2024

    13:30, 16/01/2024

  • Trung Quốc củng cố niềm tin tại WEF Davos 2023

    Trung Quốc củng cố niềm tin tại WEF Davos 2023

    03:30, 28/06/2023

(0) Bình luận
Nổi bật
Mới nhất
WEF Đại Liên: Cơ hội từ đổi mới chuỗi cung ứng lương thực, thực phẩm
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO