Ủy ban Thường vụ Quốc hội đặt ra vấn đề xăng dầu và “thổi” giá đất để chất vấn tại phiên họp thứ 9 rất trúng và đúng. Vì đây là 2 vấn đề hết sức nóng bỏng, đặc biệt là vấn đề xăng dầu.
>>Xăng, dầu và quản lý đất: Hai “điểm nóng” chất vấn tại phiên họp thứ 9
Nổi lên trong vấn đề xăng dầu thời gian qua là vấn đề điều hành giá xăng dầu. Thực tế, chúng ta có bị phụ thuộc từ bên ngoài về giá tăng và có thể còn tiếp tục tăng.
Tuy nhiên, việc điều hòa cung-cầu, kiểm soát thị trường, làm rõ vấn đề của Nhà máy lọc dầu Nghi Sơn do liên quan đến nguồn cung... là những điều đại biểu Quốc hội đang rất muốn chất vấn.
Ngoài ra, giá xăng dầu cao như vậy thì Bộ Công Thương, Bộ Tài chính có đưa ra được giải pháp gì để hỗ trợ doanh nghiệp hay không? Vì ý kiến các chuyên gia đóng góp cũng đã lâu nhưng hiện nay các bộ liên quan vẫn còn đang tranh luận xem giảm xuống bao nhiêu thì hợp lý. Trong thời điểm khó khăn này, người dân và doanh nghiệp còn phải chờ đợi đến bao giờ? Tại sao các cơ quan quản lý nhà nước lại “chậm chạp” trong chia sẻ?
Như vậy, ý kiến các đại biểu Quốc hội sẽ “xoay quanh” vấn đề điều hành, giá, chia sẻ, điều hành nhà máy liên doanh Nghi Sơn đang có vấn đề, vì chúng ta đang bị phụ thuộc, thậm chí đã phải “chịu trận” trước lọc dầu Nghi Sơn. Chính điều này đã dẫn đến nguồn cung bị đứt gãy. Hay với việc quản lý xăng dầu, hàng lậu, hàng giả, quản lý các cây xăng như kiểm kê, giá cả, ngừng bán...
Doanh nghiệp đang rất muốn được “vực dậy”, người dân thu nhập khó khăn nhưng giá cả thì lên từng ngày, từng giờ do điều hành xăng dầu chậm đã “đẩy” giá tiêu dùng tăng từ 5% đến 20%. Và có thể chưa dừng lại, còn có những đợt tăng giá mới nếu giá xăng tăng lên đến 30.000 đồng/lít.
>>Cân nhắc mức giảm mạnh hơn cho thuế bảo vệ môi trường đối với xăng, dầu
Xăng dầu tăng sẽ tác động trực tiếp đến sản xuất kinh doanh, năng lực cạnh tranh của nền kinh tế, của doanh nghiệp, sản phẩm. Còn người dân thì “teo tóp” và “co cụm” vì đại dịch Covid-19 trong gần 3 năm nay.
Như vậy có thể thấy, xăng dầu là vấn đề “cốt tử” của quốc gia. Qua cuộc khủng hoảng này, điều chúng ta cần nghĩ đến là việc dự trữ chứ không chỉ tính chuyện “ăn đong”. Đơn cử, hàng nghìn tàu cá phải nằm bờ vì thiếu nhiên liệu thì ai chịu trách nhiệm?
Tác động của xăng dầu còn ảnh hưởng đến nguồn cung của nông sản thực phẩm trong nước. việc này có tác động dây chuyền, âm ỉ và làm suy yếu nền kinh tế sang đến năm 2023.
Giá xăng dầu tăng cao cũng làm cho CPI tăng trên 4% cả năm 2022. Nhưng việc tăng CPI chỉ là một vấn đề, cái lớn hơn CPI là sự tồn tại của doanh nghiệp, sự cạnh tranh của doanh nghiệp và đời sống của người dân. Đây mới là “chuyện lớn”, và việc chất vấn về xăng dầu sẽ rất “nóng bỏng” tại phiên chất vấn này.
Để giải quyết thấu đáo câu chuyện xăng dầu, theo quan điểm của tôi, các bộ, ngành phải cùng “ngồi lại” bàn thảo và đưa ra được chiến lược kinh doanh xăng dầu, dự trữ xăng dầu mang tầm quốc gia, như chiến lược phát triển kinh tế biển.
Phiên chất vấn dự kiến diễn ra vào ngày 16/3, được tổ chức tại Hội trường Diên Hồng, Nhà Quốc hội và kết nối truyền hình trực tuyến với 63 Đoàn đại biểu Quốc hội tại các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương. Với nhóm vấn đề thứ nhất (Lĩnh vực công thương) gồm: Tình hình sản xuất, nhập khẩu, cung ứng xăng dầu; công tác điều hành giá xăng dầu thời gian qua. Việc thực hiện các nghị quyết, kết luận về chất vấn của Quốc hội, Ủy ban Thường vụ Quốc hội liên quan đến công tác quản lý thị trường, phòng, chống buôn lậu, hàng giả, hàng kém chất lượng, hàng không rõ nguồn gốc. Giải pháp bảo đảm lưu thông, xuất, nhập khẩu hàng hóa trong tình hình dịch COVID-19, nhất là mặt hàng nông sản. |
Có thể bạn quan tâm
Bộ Công Thương đề xuất sửa đổi nghị định về kinh doanh xăng dầu
19:03, 10/03/2022
Đề xuất giảm thuế bảo vệ môi trường để hạ nhiệt giá xăng dầu
03:40, 04/03/2022
Thứ trưởng Bộ Công Thương thông tin về giá xăng dầu biến động
22:16, 03/03/2022
Chủ tịch Quốc hội đề nghị giám sát tình hình xăng dầu
17:26, 28/02/2022