Các nước trên thế giới bắt tay vào phát triển đường sắt cao tốc với mong muốn thúc đẩy nền kinh tế và tăng cường uy tín, đồng thời giải quyết nhu cầu lớn về vận tải hành khách
Thiếu hụt nhu cầu
Tuy nhiên, không phải dự án đường sắt cao tốc nào cũng nhận được kết quả tốt. Theo chuyên gia Yi Min - tư vấn trưởng về hợp tác Trung Quốc tại công ty đường sắt MTR của Hong Kong cho hay, đối với các đường sắt cao tốc, vấn đề lớn nhất là việc bảo trợ - ai sẽ trả tiền? Nếu nhu cầu của người dân với đường sắt cao tốc không cao. Dự án đó sẽ thất bại.
Hàn Quốc là một ví dụ hoàn hảo của một dự án thất bại. Tuyến đường sắt cao tốc nối Seoul với Sân bay Quốc tế Incheon, cửa ngõ chính của đất nước, gần đây đã đóng cửa chỉ sau bốn năm phục vụ với những thua lỗ đáng kể khi phải cạnh tranh với xe buýt cao tốc.
Có thể bạn quan tâm
02:00, 17/11/2018
15:23, 16/11/2018
16:49, 12/11/2018
11:32, 26/10/2018
Tuyến đường sắt cao tốc này khai trương vào tháng 6/2014 như là một sự bổ sung cho hệ thống tàu cao tốc KTX lớn hơn nối thủ đô của Hàn Quốc với năm thành phố khác. Vào năm ngoái, 77% số ghế bị bỏ trống. Chính phủ Hàn Quốc đã chi hơn 300 tỷ won (270 triệu đô la) cùng tuyên bố đẩy mạnh phát triển dự án bất chấp những cảnh báo về sự thiếu hụt nhu cầu.
Tại Đài Loan, một tuyến đường sắt cao tốc dựa trên công nghệ shinkansen của Nhật Bản được khai trương vào năm 2007. Lượng hành khách hàng ngày dự kiến đạt 240.000 hành khách vào năm 2008, nhưng con số này chỉ tăng lên khoảng 130.000 người vào năm 2014. Mặc dù vậy, sự thiếu nhu cầu đã dẫn đến việc dự án này đã thua lỗ 1,51 tỷ USD cuối năm 2014.
"Các công trình giao thông đều chậm thu hồi vốn và có độ rủi ro khai thác rất cao do phụ thuộc vào mức độ sử dụng của dân chúng, tức lượng vận chuyển trên tuyến" - chuyên gia Yi Min phân tích. "Mỹ đã từng quan tâm đến vấn đề này. Tuy nhiên chính phủ Mỹ đã tạm dừng do những e ngại về nhu cầu của người dân Mỹ chưa cao, dẫn đến dự án kém hiệu quả, gây tổn hại nền kinh tế".
Bài học cho Việt Nam
Vừa qua, báo cáo cuối kỳ về nghiên cứu tiền khả thi dự án đường sắt tốc độ cao Bắc-Nam tại Việt Nam do liên danh tư vấn thực hiện, dự án đường sắt tốc độ cao trên trục Bắc -Nam có tổng vốn đầu tư 58,71 tỷ USD. Theo đó, dự án được đầu tư theo hình thức hợp tác công - tư (PPP), nhà nước đầu tư hạ tầng, với tổng vốn chiếm 80%; vốn nhà đầu tư huy động khoảng 20% tổng vốn dự án để mua sắm thiết bị đoàn tàu và khai thác hoàn vốn.
Hiệu quả kinh tế đạt khoảng 7,5%, hiệu quả tài chính đạt 1,9% (trong đó riêng phần vốn tư nhân đạt hiệu quả khoảng 14%). Khi vận hành, thời gian đầu sẽ lỗ, nhà nước phải hỗ trợ 10-12 năm qua chi phí duy tu, bảo dưỡng..
Theo các chuyên gia, với bài học về vốn khả năng khai thác tại các nước châu Á, Việt Nam nên cân nhắc tính khả thi của dự đường sắt cao tốc, đặc biệt trong bối cảnh hiện nay khi còn quá nhiều các dự án về hạ tầng giao thông chưa đưa vào khai thác và tiếp tục chậm tiến độ cũng như đội vốn.
Chuyên gia Vũ Hoài Nam cho rằng, dự án đường sắt cao tốc đòi hỏi lượng vốn rất lớn nên cần phân tích rủi ro và cách kiểm soát. "Rất ít quốc gia hội đủ các điều kiện kinh tế tài chính và khoa học kỹ thuật tiên tiến mới tính đến câu chuyện làm đường sắt cao tốc. Bên cạnh đó khi chưa có những đánh giá một cách cụ thể về nhu cầu của người dân chưa nên bắt tay vào thực hiện" - ông cho biết.
Dù nhiều ý kiến cho rằng, Việt Nam vẫn cần có tuyến đường sắt cao tốc Bắc - Nam. Tuy nhiên, trước khi Bộ Giao thông xem xét, đánh giá cân nhắc và trình Hội đồng thẩm định nhà nước, Chính phủ thẩm tra vào tháng 12/2018 và dự kiến sẽ trình lên Quốc hội vào năm 2019, tiếng nói của các nhà khoa học, các doanh nghiệp, nhà đầu tư và đặc biệt, ý kiến của người dân sẽ là yếu tố quan trọng nhất để dựa trên cơ sở đó, Bộ Giao thông có những đánh giá khách quan về tính khả thi của dự án giao thông tầm cỡ này.