Xây dựng tuyến đường ven sông Sài Gòn nối các tỉnh: “Bài toán” quy hoạch

VI ANH 22/08/2023 01:20

TP.HCM cùng các địa phương liên quan trong vùng Đông Nam Bộ đề xuất bổ sung quy hoạch tuyến đường ven sông Sài Gòn với kỳ vọng thúc đẩy sự phát triển các khu đô thị ven sông.

>>Sun Cosmo Residence Da Nang: An cư như nghỉ dưỡng bên sông Hàn

Với mạng lưới dày đặc đường sông, kênh, rạch phân bổ trải dài khắp địa bàn từ Đông sang Tây, Nam sang Bắc, TP.HCM và các tỉnh Đông Nam Bộ sở hữu nhiều tiềm năng và lợi thế lớn trong việc phát triển giao thông thủy, du lịch đường sông và xây dựng hình ảnh một đô thị xanh gắn liền với sông nước.

“Bài toán” quy hoạch

Tuy nhiên, thực tế cho thấy, các địa phương này chưa thể tận dụng triệt để nguồn tài nguyên thiên nhiên phong phú này. Thậm chí, những hạn chế trong quy hoạch đang dần biến những con sông, dòng kênh này trở thành rào cản trong việc khai thác tiềm năng kinh tế và dịch vụ ven sông.

TP.HCM với kỳ vọng thúc đẩy sự phát triển các khu đô thị ven sông đẹp xứng tầm.

TP.HCM với kỳ vọng thúc đẩy sự phát triển các khu đô thị ven sông đẹp xứng tầm.

Hiện nay, bài toán quy hoạch và khai thác khu vực ven sông Sài Gòn đã trở thành vấn đề được lãnh đạo TP.HCM rất quan tâm. Gần đây, Sở Giao thông vận tải (GTVT) cho biết, hiện nay đơn vị này đang nghiên cứu, rà soát và đề xuất bổ sung, điều chỉnh quy hoạch tuyến đường ven sông Sài Gòn đến ranh giới của tỉnh Tây Ninh.

Mặc dù làm đường ven sông Sài Gòn không phải là ý tưởng mới, nhưng để thực hiện điều này thì không chỉ là vấn đề tìm nguồn vốn mà còn đòi hỏi dọn dẹp không gian hai bên bờ sông.

Thực tế, khi đi dọc bờ sông Sài Gòn, không khó để nhìn thấy những công trình cố lấn chiếm bờ sông dù nhiều công trình đã bị buộc tháo dỡ. Tình trạng này có thể gây ảnh hưởng đến việc phát triển của hai bên bờ sông Sài Gòn.  

Theo ông Trần Quang Lâm – Giám đốc Sở GTVT TP.HCM, sau cuộc họp vùng khu vực Đông Nam Bộ vừa qua, các tỉnh đã đồng thuận về việc cần xây dựng một tuyến đường ven sông Sài Gòn. Hiện Sở GTVT đang hợp tác cùng Sở Quy hoạch – Kiến trúc (QH-KT) rà soát để điều chỉnh và bổ sung trong quy hoạch chung của TP.HCM. Ngoài ra, các tỉnh như Bình Dương, Tây Ninh cũng đang thực hiện các bước tương tự.

>>Mở rộng đối tượng mua nhà ở xã hội

Theo đó, Sở GTVT hiện đang phối hợp với Sở QH – KT TP.HCM cùng Sở GTVT các tỉnh rà soát lại hướng tuyến đường, đảm bảo khả thi và phù hợp. Theo quan điểm là các tuyến đường ven sông phải bám theo bờ sông Sài Gòn, tùy vào điều kiện thực tế, tình hình đô thị dọc bờ sông, cũng như tiềm năng phát triển đô thị và không gian. Điều này giúp xác định vị trí của hướng tuyến, quy mô mặt ngang và thiết kế bờ kè linh hoạt.

Ông Lâm nhận định, không gian ven sông Sài Gòn có thể được quy hoạch thành đường 8, 6 hoặc 4 làn xe. Sau quá trình rà soát, thu thập ý kiến từ Sở QH-KT TP.HCM và Sở GTVT các tỉnh để thống nhất và hoàn thiện báo cáo cơ sở trình UBND TP.HCM xem xét và thống nhất với các tỉnh bổ sung vào quy hoạch chung.

Khi có quy hoạch chung, các bên liên quan sẽ triển khai dự án và tính toán nguồn lực cần thiết để thực hiện. Về nguồn lực triển khai, TP.HCM hiện đang áp dụng nhiều phương thức khác nhau như TOD, BT thanh toán bằng tiền và huy động từ trái phiếu…

Hiện nay, bài toán quy hoạch và khai thác khu vực ven sông Sài Gòn đã trở thành vấn đề được lãnh đạo TP.HCM rất quan tâm.

Hiện nay, bài toán quy hoạch và khai thác khu vực ven sông Sài Gòn đã trở thành vấn đề được lãnh đạo TP.HCM rất quan tâm.

Ông Lâm nhấn mạnh, việc triển khai dự án sẽ được ưu tiên từ TP.HCM đến Bình Dương để tạo sự đồng giữa bộ hai bên bờ sông. Đồng thời, TP.HCM cũng xem xét các vị trí khác phù hợp như từ Củ Chi, Tây Ninh có thể gắn liền với các dự án phát triển đô thị, khu du lịch thì sẽ được triển khai ngay.

Dựa trên cơ sở quy hoạch, TP.HCM sẽ bắt đầu thực hiện kế hoạch, xác định đoạn nào làm trước, đoạn nào làm sau. Đồng thời, xác định đoạn nào sử dụng nguồn vốn ngân sách hay huy động từ các nguồn vốn khác.

Tiềm năng phát triển không gian đô thị xứng tầm

Để hình thành được tuyến đường ven sông, lãnh đạo Sở GTVT cho rằng cần phải mất một thời gian dài. Trong tương lai, tuyến đường này hứa hẹn một tầm nhìn rộng lớn khi kết hợp với Vành đai 3, Vành đai 4, Cao tốc TP.HCM – Mộc Bài, cùng các tuyến đường thủy khác. Điều này mang lại tiềm năng phát triển kinh tế, du lịch, tạo nhiều lợi thế đặc trưng liên quan đến địa lý của sông nước TP.HCM.

Theo KTS. Nguyễn Anh Tuấn – Trưởng Phòng Quy hoạch chung Sở KH-KT TP.HCM cho biết, dự án này không chỉ đơn thuần là một con đường, mà là một quá trình phát triển hành lang dọc sông theo hướng bền vững. Trong đó, tập trung nghiên cứu phương án thực hiện theo hướng bảo vệ những giá trị văn hóa, lịch sử của dòng sông.

Các chuyên gia cho rằng, việc quy hoạch xây dựng hạ tầng giao thông và đô thị ven sông Sài Gòn là điều cần thiết. Tuy nhiên, trong quá trình thực hiện, các địa phương cần duy trì sự hài hòa giữa đô thị và sông nước, mang lại cho dòng sông một diện mạo và bản sắc riêng. Từ đó, các đô thị ven sông mới có thể phát triển các đô thị ven sông bền vững.

Có thể bạn quan tâm

  • Trở lực kinh tế Trung Quốc (Kỳ XII): “Bong bóng” bất động sản có nguy cơ phát nổ?

    Trở lực kinh tế Trung Quốc (Kỳ XII): “Bong bóng” bất động sản có nguy cơ phát nổ?

    12:00, 21/08/2023

  • Tạo điều kiện cho doanh nghiệp và nhà đầu tư bất động sản vay vốn

    Tạo điều kiện cho doanh nghiệp và nhà đầu tư bất động sản vay vốn

    03:00, 21/08/2023

  • Đẩy mạnh cải thiện môi trường đầu tư để hút FDI vào bất động sản

    Đẩy mạnh cải thiện môi trường đầu tư để hút FDI vào bất động sản

    02:40, 21/08/2023

  • Luật Kinh doanh Bất động sản (sửa đổi): Vai trò

    Luật Kinh doanh Bất động sản (sửa đổi): Vai trò "đặc biệt" của tổ chức môi giới

    05:00, 20/08/2023

  • Bất chấp xung đột địa chính trị, bất động sản công nghiệp vẫn tích cực

    Bất chấp xung đột địa chính trị, bất động sản công nghiệp vẫn tích cực

    03:40, 19/08/2023

(0) Bình luận
Nổi bật
Mới nhất
Xây dựng tuyến đường ven sông Sài Gòn nối các tỉnh: “Bài toán” quy hoạch
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO