Đối với ngành công nghiệp ô tô điện Trung Quốc, khả năng bá chủ thế giới ngang ngửa với nguy cơ xì bong bóng.
>>Xe ô tô điện Trung Quốc (Kỳ I): Bá chủ hay sụp đổ?
Mọi cuộc khủng hoảng đều bắt đầu từ tài chính. Khi dòng tiền bị hút vào một lĩnh vực, sẽ có nguy cơ gây ra bong bóng tăng trưởng cho ngành đó, khiến giá cổ phiếu tăng phi mã, vượt xa giá trị thực doanh nghiệp; đồng thời làm thiếu hụt nguồn vốn cục bộ.
Khi bong bóng vỡ, tiền bị chôn vùi trong các dự án chưa hoàn thành, cổ phiếu thành “rác”, giá trị doanh nghiệp trở về mốc xuất phát điểm.
Những cuộc khủng hoảng thừa từ trước tới nay đều xảy ra bằng công thức đó. Tất nhiên, khi nền kinh tế phục vụ tham vọng chính trị, chạy đua sản xuất, chạy đua tranh giành ảnh hưởng thì ắt vi phạm quy luật và bị quy luật trừng phạt.
Đối với ngành công nghiệp ô tô điện Trung Quốc, khả năng bá chủ thế giới ngang ngửa với nguy cơ xì bong bóng. Bởi ngành công nghiệp này của Trung Quốc đang phát triển quá nóng, có quá nhiều hiện tượng bất thường diễn ra một cách bình thường.
Có thể cho rằng, hàng loạt ngân hàng ở Trung Quốc được chỉ thị ưu tiên nguồn vốn cho lĩnh vực ô tô điện - điều tương tự đã từng được áp dụng khi Trung Quốc ào ạt cho vay nước ngoài sau khủng hoảng tài chính toàn cầu 2008. Những ngân hàng như CDB, CEB,…luôn ngập tràn tiền.
Vậy, ngân hàng lấy tiền ở đâu để đài thọ hàng trăm tỷ USD cho doanh nghiệp? Nói ngắn gọn, chính người dân Trung Quốc chi trả cho giấc mơ đại cường. Một mặt các ngân hàng nhà nước huy động tiền bằng cách phát hành trái phiếu cho ngân hàng thương mại tư nhân mua, khoản chi vô hạn được đảm bảo bởi khả năng tiết kiệm của hàng trăm triệu người.
Mặt khác, theo thống kê, người Trung Quốc tiết kiệm khoảng 40% thu nhập của họ, mức cao nhất thế giới, bất chấp lãi suất thấp, và họ không thể gửi nơi nào khác ngoài hệ thống tài chính do Đảng cộng sản Trung Quốc kiểm soát. Số tiền gửi này chính là điểm khởi đầu, giúp nhà nước và doanh nghiệp luôn sẵn sàng “chơi lớn”.
Bản thân Nhà nước - tuy không trực tiếp tạo ra của cải vật chất nhưng có thể vay nợ vô hạn bằng cách phát hành trái phiếu. Thứ duy nhất và giá trị nhất mà các tổ chức cho vay nhắm đến là nguồn thuế, phí từ người dân. Nói cách khác, Nhà nước đem khoản thu tiềm năng này thế chấp.
Điều này giải thích vì sao, Trung Quốc luôn cố gắng duy trì tốc độ tăng trưởng kinh tế trên 8%/năm; nếu không đạt từ con số này họ lập tức thiếu tiền để duy trì “công xưởng thế giới”. Đối với những nền kinh tế lớn tăng trưởng từ 5% đã là thành công!
Vốn đầu tư cho ô tô điện ở Trung Quốc cũng diễn biến tương tự những ngành khác ở Trung Quốc. Vấn đề cốt lõi là đường hướng của Bộ Chính trị, Chính phủ Trung Quốc đã lãnh đạo và điều hành triệt để “nhà nước toàn năng” từ trên xuống dưới.
Khác với Mỹ, nhiều khi doanh nghiệp phải đấu tranh để tiếp cận vốn; Chính phủ chưa chắc điều khiển được tổ chức in tiền dollars và Tổng thống rất nhiều lần chịu bó tay trước lưỡng viện. Vì như vậy mới có chuyện nực cười, hãng xe điện Testa nếu so về vốn, quy mô chỉ bằng với một hãng xe địa phương ở Trung Quốc!
Sự khác biệt ở đây là, Tesla không được đảm bảo bởi nhà nước Mỹ, quốc hội cũng không tự biến mình thành cơ quan điều khiển thị trường - định hướng người dân phải chuyển sang sử dụng xe chạy điện!
Rất nhiều đại công ty ở Trung Quốc được tạo ra bởi phương thức huy động vốn như vậy, nhiều khi chẳng phải là đòi hỏi khách quan từ thị trường mà là phù hợp với đường lối tối cao thì được tồn tại. Alibaba, Tencent, Ant,…bị “phong sát” cũng vì thế.
Trung Quốc rất giỏi chịu đựng khủng hoảng, ở đây không có phép màu nào cả, mà đó chính là người dân, họ sẵn sàng chi trả thuế, phí mức cao hơn thế giới, sẵn sàng chung sống với lạm phát, khủng hoảng kinh tế nếu có bất trắc.
Có thể bạn quan tâm
Xe ô tô điện Trung Quốc (Kỳ I): Bá chủ hay sụp đổ?
05:20, 04/05/2022
Tham vọng ô tô điện của Trung Quốc (Kỳ I): Phát triển thần tốc
03:00, 03/05/2022
Việt Nam liệu có 'đón đầu' được làn sóng ô tô điện?
16:54, 20/01/2022
Ô tô điện - lĩnh vực kinh doanh thu hút nhiều công ty khởi nghiệp
05:23, 04/12/2021