Xếp hạng lao động cho du lịch

Vũ Thế Bình - Chủ tịch Hiệp hội Du lịch Việt Nam 20/03/2023 02:00

Nhiệm vụ đặt ra vô cùng quan trọng của ngành du lịch hiện nay chính là có được một nguồn lao động chất lượng cao. Để làm được điều này, chúng ta cần phải xếp hạng được đội ngũ lao động.

Chỉ khi nào xếp hạng được lao động mới có thể thực sự nâng cấp nguồn nhân lực du lịch.

 Lao động du lịch Việt Nam cần có những tiêu chí mới phù hợp với tình hình thực tế. Ảnh: CĐDL

Lao động du lịch Việt Nam cần có những tiêu chí mới phù hợp với tình hình thực tế. Ảnh: CĐDL

Gắn văn hóa địa phương với du lịch

Sau đại dịch, khách du lịch đã không còn đi du lịch ào ạt như trước nữa mà họ chú trọng về chiều sâu văn hóa, muốn tìm hiểu kỹ hơn và thậm chí còn có khả năng chi tiêu tốt hơn. Nhưng sản phẩm của chúng ta có đáp ứng được hay không? Đó là điều những người làm du lịch cần nghiên cứu sâu hơn, cần có sự kết hợp của sở du lịch, các hiệp hội và cộng đồng doanh nghiệp du lịch địa phương.
Do đó, du lịch Việt Nam cần bổ sung tăng cường lượng khách đến với địa phương nhiều hơn và bổ sung nhiều hơn các sản phẩm du lịch mới trên cơ sở khai thác tài nguyên du lịch, văn hóa đặc thù của địa phương.

Bên cạnh những yếu tố đó, nhân lực là yếu tố quyết định. Bởi sau COVID-19 đã thất thoát một lượng lao động rất lớn, cùng với đó là nhu cầu của khách du lịch đã thay đổi nên dịch vụ du lịch cũng sẽ thay đổi theo, thậm chí thay đổi rất nhiều. Nên yêu cầu đặt ra là cần tăng cường đào tạo lại nguồn nhân lực, vừa tập hợp, vừa bổ sung, vừa đổi mới và nâng cao chất lượng. Do đó, việc đào tạo vô cùng quan trọng và cấp thiết.

Nhân lực phù hợp tình hình mới

Chính Phủ giao cho Bộ Văn hóa Thể thao và Du lịch, Tổng Cục Du lịch Việt Nam, Bộ Giáo dục và Đào tạo, Bộ Lao động Thương binh và Xã hội phối hợp với Hiệp hội Du lịch Việt Nam để tổ chức Hội nghị đào tạo du lịch toàn quốc. Đây là một việc rất khó, vì cần phải thay đổi nhân lực du lịch như thế nào cho phù hợp với tình hình mới?

Thứ nhất, có một vấn đề nổi bật hiện nay là cần tăng cường đào tạo thực hành nhiều hơn. Trước đây quy định 50% lý thuyết và 50% thực hành, còn bây giờ phải tăng lên 70% đến 80% giờ thực hành. Điều này sẽ đáp ứng được các điều kiện lao động có thể ra làm việc được ngay mà doanh nghiệp không phải đào tạo lại và đào tạo bổ sung.

Thứ hai, yêu cầu chất lượng các doanh nghiệp du lịch và đội ngũ là động của Việt Nam phải tiếp cận với trình độ hiện đại, phù hợp với tiêu chuẩn quốc tế. Chúng ta không đạt tiêu chuẩn quốc tế thì sẽ không thể đón khách quốc tế. Nên xu thế đặt ra hiện nay được đặt ra chính là nâng cấp dịch vụ và đội ngũ lao động đạt chuẩn quốc tế.

Thứ ba, lâu nay chúng ta không giám sát được chất lượng thực sự lao động du lịch như thế nào. Thông qua một số cuộc thi như “Cuộc thi đầu bếp vàng” được tổ chức hàng năm nhưng chỉ đánh giá được một số nhân tài trong ẩm thực. Nhưng có tới 13 nghề trong du lịch thì làm thế nào để đánh giá được trình độ của ngành đầy đủ?

Xây dựng tiêu chí

Căn cứ Luật Du lịch ban hành năm 2017, Hiệp hội Du lịch Việt Nam được phân công nhiệm vụ đơn vị đi tiên phong trong việc đánh giá trình độ nghiệp vụ của lao động ngành du lịch. Dó đó, các Hiệp hội du lịch địa phương phải đi tiên phong trong công việc này, phối hợp với các cơ sở đào tạo nghề du lịch có chất lượng cao để tiến hành tập huấn, đặc biệt là thẩm định trình độ xếp hạng lao động trong toàn ngành du lịch. Đây là nhiệm vụ vô cùng nặng nề nhưng cần thiết phải làm vì đã được đưa vào trong Luật.

Theo đó, Hiệp hội du lịch Việt Nam đang tích cực biên soạn lại tiêu chí nghề. Trước đây, có một số bộ tiêu chí nghề do EU bảo trợ với các dự án nhưng không thể đi vào thực tế được. Hiện nay, để có thể xếp hạng lao động Việt Nam cần có những tiêu chí mới phù hợp với tình hình thực tế hơn, dễ thực hiện hơn.

Bộ Giáo dục và Đào tạo đã phối hợp với các chuyên gia, các tổ chức nghề nghiệp và Tổng cục Du lịch đang hoàn thiện bộ tiêu chí này để đưa vào xếp hạng sớm nguồn nhân lực du lịch. Tính đến thời điểm hiện tạ, đang tiến hành xếp hạng hướng dẫn viên và quản lý buồng phòng. Dần dần sẽ tiến hành xếp hạng các nghề khác của ngành du lịch.

Chúng tôi đề nghị các hiệp hội, các cơ sở đào tạo cùng phối hợp để tiến tới có được một nguồn lao động chất lượng cao theo tiêu chuẩn quốc tế.

Công việc này cần làm ngay và tập trung triển khai để trong 5 năm tới có thể xếp hạng được lao động. Hiện ngành du lịch đang có 1,5 triệu lao động trực tiếp và khoảng 2 triệu lao động gián tiếp. Nhưng chỉ khi nào xếp hạng được lao động mới có thể thực sự nâng cấp đội ngũ lao động của du lịch Việt Nam. Khi đó mới phân biệt được người giỏi người kém, người cao người thấp, đảm bảo được nguồn nhân lực chất lượng cao và bền vững.

Có thể bạn quan tâm

  • Quảng Ninh: Gấp rút đào tạo nguồn nhân lực du lịch

    Quảng Ninh: Gấp rút đào tạo nguồn nhân lực du lịch

    03:00, 16/03/2023

  • Thách thức trong nâng cao chất lượng nguồn nhân lực du lịch 4.0

    Thách thức trong nâng cao chất lượng nguồn nhân lực du lịch 4.0

    03:00, 03/03/2023

  • Giải bài toán nguồn nhân lực du lịch

    Giải bài toán nguồn nhân lực du lịch

    03:00, 27/07/2022

  • Liên kết vùng trong đào tạo phát triển nguồn nhân lực du lịch

    Liên kết vùng trong đào tạo phát triển nguồn nhân lực du lịch

    03:30, 14/05/2022

(0) Bình luận
Nổi bật
Mới nhất
Xếp hạng lao động cho du lịch
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO