Xe “núp mác” hợp đồng đã và đang gây ra nhiều nhức nhối trong thời gian qua…Tuy nhiên, lượng đông hành khách vẫn đón nhận vì sự tiện lợi của phương thức này.
Như báo Diễn đàn Doanh nghiệp đã thông tin tại số báo 18 (2.332) ra ngày thứ sáu 28/02/2020 về việc còn tồn tại nhiều bất cập xung quanh công tác xóa sổ vấn nạn xe “núp mác” hợp đồng. Đặc biệt là một số Điều, khoản chưa hợp lý tại Dự thảo Thông tư hướng dẫn thi hành Nghị định số 10/2020/NĐ-CP ban hành ngày 17/01/2020 gây ảnh hưởng đến hoạt động của doanh nghiệp.
Đừng để doanh nghiệp phải… “lách luật”?
Về mặt lý thuyết, Nghị định số 10/2020/NĐ-CP về cơ bản sẽ tạo ra được những hành lang pháp lý trong công tác quản lý vấn nạn xe “núp mác” hợp đồng. Tuy nhiên, trên thực tế nếu không có những giải pháp đồng bộ đảm bảo lợi ích theo kinh tế chia sẻ thì việc các doanh nghiệp đã đầu tư nghĩ đến “lách luật” là câu chuyện tất yếu, nhất là khi nhu cầu của hành khách quá lớn và lợi nhuận còn.
Chia sẻ với PV, ông Lại Văn Thuần – Giám đốc, Công ty TNHH Thương mại và Dịch vụ vận tải Phiệt Học cho biết: Bản thân doanh nghiệp của chúng tôi xuất thân cũng hoạt động tuyến cố định. Tuy nhiên, trước nhu cầu thực tế của người dân và phương thức hoạt động hợp đồng phù hợp với phát triển chung, nên doanh nghiệp đã đầu tư chuyển hướng. Nhưng khi Nghị định ra đời cũng sẽ ảnh hưởng nhiều đến hoạt động hiện tại của doanh nghiệp.
“Về bản chất, không doanh nghiệp nào muốn làm sai bởi phát triển doanh nghiệp một cách bền vững cũng là đóng góp xây dựng phát triển chung cho toàn xã hội. Vậy nên, không chỉ mình doanh nghiệp chúng tôi mà nhiều doanh nghiệp đều mong muốn Bộ Giao thông và Vận tải nói riêng và Nhà nước nói chung sẽ có những cơ chế mới cho hoạt động của doanh nghiệp vận tải hợp đồng hiện nay. Thay vì “khai tử” theo những quy định trong Nghị định số 10/2020/NĐ-CP nên cần có một cơ chế chia phân khúc để các doanh nghiệp cùng cạnh tranh, phát triển”, ông Lại Văn Thuần kiến nghị.
Có nên thêm loại hình vận tải để đáp ứng nhu cầu người dân?
Trao đổi với PV, ông Nguyễn Mạnh Hà – Giám đốc, Công ty CP Thương mại và Du lịch Hà Lan khẳng định: Xe hợp đồng không phải là tác nhân chính gây ảnh hưởng đến hoạt động của xe tuyến cố định mà hiện tại có quá nhiều loại hình vận tải như xe gia đình, xe chung,… mang tính manh mún, tự phát mới là tác nhân chính(?). Doanh nghiệp hoạt động xe hợp đồng như chúng tôi vẫn khai báo, vẫn đóng thuế cho nhà nước, nên chúng tôi cũng mong muốn sẽ có một cơ chế cho hoạt động của loại hình vận tải này.
Có thể bạn quan tâm
05:05, 14/11/2018
19:51, 06/07/2018
11:10, 22/08/2019
18:01, 15/08/2019
Cũng theo ông Hà: Những doanh nghiệp như ông sẵn sàng đi tiên phong đầu tư vào công nghệ nếu pháp luật cho phép để biến loại hình vận tải hợp đồng trở thành một phân khúc mới đáp ứng đa dạng nhu cầu đi lại của hành khách. Mọi hợp đồng vận tải sẽ được kết nối trực tiếp tới các cơ quan quản lý, niêm yết giá công khai, tự quy hoạch đầu tư điểm đón trả khách theo đúng lộ trình khai thác,… Nếu các doanh nghiệp đều có sự đầu tư như vậy thì các hoạt động kinh doanh manh mún, tự phát cũng sẽ tự bị đào thải, các doanh nghiệp giữa tuyến cố định và hợp đồng cũng sẽ có một sự cạnh tranh công khai lành mạnh.
“Hơn thế nữa, nếu các doanh nghiệp vận tải hành khách theo hợp đồng đều hoạt động theo một phương thức như tôi đề cập cũng sẽ giảm được một phần gánh nặng cho các cơ quan quản lý và lực lượng chức năng. Doanh nghiệp sẽ không chỉ đồng bộ phát triển mà còn đóng góp được cho sự phát triển chung của xã hội thời kỳ công nghệ và đặc biệt là đáp ứng đa dạng được nhu cầu đòi hỏi về đi lại cho người dân”, ông Hà tiếp tục ý kiến.
Vậy, thiết nghĩ: Có chăng, thay vì xóa sổ xe “núp mác” hợp đồng, nên đưa vào là một loại hình vận tải để quản lý nhằm tăng cao tính cạnh tranh giữa các doanh nghiệp và đa dạng phương thức vận tải hiện nay?n
Để có một sự cạnh tranh lành mạnh và đảm bảo quyền lợi liên quan cho tất cả các doanh nghiệp vận tải hành khách thì… có cần cơ chế ?
DĐDN sẽ tiếp tục thông tin!