Xu hướng công nghệ mới và khuyến nghị cho chuyển dịch năng lượng toàn cầu

Diendandoanhnghiep.vn Ngày 30/11, tại Trung tâm hội nghị Quốc tế, Bộ Khoa học và Công nghệ, Bộ Công Thương, Ủy ban Năng lượng gió toàn cầu phối hợp với các đơn vị tổ chức diễn đàn “Công nghệ và Năng lượng Việt Nam 2021”.

>> Diễn đàn Công nghệ và Năng lượng Việt Nam 2021: Định hướng chiến lược hướng tới phát triển bền vững của ngành năng lượng

Chương trình có sự đồng hành của các đơn vị: Tập đoàn Dầu khí Việt Nam (PVN), Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN), Tổng công ty Khí Việt Nam - CTCP (PV GAS).

Tham dự diễn đàn có Thứ trưởng Bộ KH&CN Trần Văn Tùng; đại diện GWEC, Hội đồng Năng lượng Thế giới tại Việt Nam, Cơ quan Phát triển Quốc tế Hoa Kỳ Việt Nam (USAID), Hội đồng Năng lượng Thế giới tại Việt Nam (VWEC); đại diện Tập đoàn Dầu khí Việt Nam; các doanh nghiệp tiêu biểu trong lĩnh vực công nghệ và năng lượng cùng các đại biểu là chuyên gia, nhà đầu tư quan tâm đễn lĩnh vực công nghiệp năng lượng.

Thứ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ Trần Văn Tùng phát biểu tại diễn đàn

Thứ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ Trần Văn Tùng phát biểu tại diễn đàn

Phát biểu tại diễn đàn, Thứ trưởng Bộ KH&CN Trần Văn Tùng cho biết, năng lượng là ngành kinh tế kỹ thuật giữ vai trò trọng yếu và có tính tiên phong, là nền tảng cho sự phát triển kinh tế - xã hội của đất nước. Phát triển năng lượng là nhiệm vụ có ý nghĩa chiến lược quan trọng để thực hiện mục tiêu công nghiệp hóa - hiện đại hóa. Trong những năm qua ngành năng lượng đã phát triển mạnh mẽ trong tất cả các khâu thăm dò, khai thác, sản xuất, truyền tải, phân phối và sử dụng.

Mặc dù vậy, với nhu cầu tiêu thụ năng lượng ngày một gia tăng, tốc độ trung bình hàng năm tăng tới 10,5%, những năm gần đây nước ta đã phải nhập khẩu 1-2% tổng công suất của toàn hệ thống điện. Dự báo trong tương lai, Việt Nam sẽ phải đối mặt với nguy cơ thiếu hụt nguồn năng lượng.

Thứ trưởng Bộ KH&CN Trần Văn Tùng nhấn mạnh, việc phát triển các nguồn năng lượng khác bên cạnh các nguồn năng lượng hóa thạch ngày càng trở nên quan trọng trong cơ cấu nguồn năng lượng Việt Nam, đặc biệt là các nguồn năng lượng tái tạo sẽ góp phần giải quyết được bài toán thiếu hụt năng lượng, giúp đa dạng hóa các nguồn năng lượng, phân tán rủi ro, tăng cường và đảm bảo an ninh năng lượng quốc gia, góp phần quan trọng giảm phát thải khí nhà kính, chống biến đổi khí hậu toàn cầu.

Thứ trưởng Bộ KH&CN Trần Văn Tùng cho hay, các nghiên cứu đánh giá tiềm năng về năng lượng tái tạo tại Việt Nam cho thấy: Tiềm năng điện gió trên bờ là 217GW, điện gió ngoài khơi khoảng 160GW, điện mặt trời khoảng là 386GW công suất khả thi có hiệu quả cao, điện sinh khối khoảng 5GW, nguồn rác thải khoảng 1,5GW, nguồn địa nhiệt 460MW. Thời gian qua, Chính phủ và Nhà nước đã ban hành nhiều chiến lược, nghị quyết và cơ chế chính sách khuyến khích sự phát triển của năng lượng tái tạo tại Việt Nam. Nhờ vậy, tính đến hết tháng 9/2021 năng lượng tái tạo (điện gió, điện mặt trời, điện sinh khối, không kể thủy điện) đã đạt 22,68 tỷ kWh, chiếm đến 11,8% tổng sản lượng điện sản xuất toàn hệ thống.

Diễn đàn Công nghệ và Năng lượng Việt Nam 2021 nhằm phổ biến những chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách và pháp luật của Nhà nước về ứng dụng, tiếp nhận chuyển giao và phát triển công nghệ trong lĩnh vực năng lượng với mục tiêu đảm bảo vững chắc an ninh năng lượng trong bối cảnh mới.

Các đại biểu chia sẻ tại diễn đàn

Các đại biểu chia sẻ tại diễn đàn

Tại diễn đàn, đại diện các cơ quan quản lý, doanh nghiệp đã thảo luận, trao đổi về chính sách và chương trình hỗ trợ của Việt Nam trong lĩnh vực công nghiệp năng lượng tái tạo, công nghệ xanh hướng tới phát triển bền vững tại Việt Nam.

Đồng thời trao đổi, chia sẻ về cơ chế chính sách, các chương trình khoa học về năng lượng, các công nghệ mới, cũng như xu hướng công nghệ mới đến từ đại diện các nước trên thế giới và những khuyến nghị về nghiên cứu, chuyển giao và làm chủ công nghệ khi Việt Nam tiếp nhận công nghệ cho chuyển dịch năng lượng toàn cầu như: Chuyển dịch năng lượng và xu hướng phát triển công nghệ năng lượng sạch giai đoạn 2021-2030; Tổng quan công nghệ trong chuỗi giá trị ngành công nghiệp điện mặt trời; Tình hình phát triển các Dự án năng lượng tái tạo tại BCG Energy, một số khó khăn và thách thức; Nhà máy điện từ sóng biển tại Đảo Lý Sơn, nguồn năng lượng tái tạo quan trọng tại Việt Nam trong tương lai; Năng lượng tái tạo và công nghệ xanh hướng tới phát triển bền vững tại Việt Nam giai đoạn 2021-2030; Định hướng công nghệ mới của ngành năng lượng trong xu hướng chuyển dịch năng lượng; và sự chuyển đổi lớn trên thế giới, bài học kinh nghiệm hướng phát triển bền vững tại Việt Nam.

Diễn đàn được tổ chức dưới hình thức trực tiếp và trực tuyến, đã có rất nhiều câu hỏi, những đề xuất và kiến nghị sẽ được Bộ KH&CN tổng hợp, cùng với các bộ, ban ngành khác nghiên cứu đề xuất chính sách phù hợp nhằm phần thúc đẩy thực hiện có hiệu quả Nghị quyết số 140/NQ-CP ngày 2/10/2020 ban hành Chương trình hành động của Chính phủ thực hiện Nghị quyết số 55-NQ/TW ngày 11/2/2020 của Bộ Chính trị về định hướng chiến lược phát triển năng lượng quốc gia của Việt Nam đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045.

Đánh giá của bạn:

Mời các bạn tham gia vào group Diễn đàn Doanh nghiệp để thảo luận và cập nhật tin tức.

Bạn đang đọc bài viết Xu hướng công nghệ mới và khuyến nghị cho chuyển dịch năng lượng toàn cầu tại chuyên mục Doanh nghiệp của Tạp chí Diễn đàn doanh nghiệp. Liên hệ cung cấp thông tin và gửi tin bài cộng tác: email toasoan@dddn.com.vn, hotline: 0985698786,
Bình luận
Bạn còn /500 ký tự
Xếp theo: Thời gian | Số người thích
SELECT id,type,category_id,title,description,alias,image,related_layout,publish_day FROM cms_post WHERE `status` = 1 AND publish_day <= 1714005599 AND in_feed = 1 AND top_home <> 1 AND status = 1 AND publish_day <= 1714005599 ORDER BY publish_day DESC, id DESC LIMIT 0,11
1 2 3 4 5 6 7 8 9 10