Đó là chỉ đạo của ông Nguyễn Đức Thọ - Phó Chủ tịch UBND TP Hải Phòng về tiến độ dự án tuyến đường ven biển Hải Phòng - Thái Bình và dự án mở rộng đường ven biển đoạn qua TP Hải Phòng.
>>>Hải Phòng: Tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp xuất, nhập khẩu
>>>Hải Phòng: Rốt ráo giải quyết tình trạng tắc nghẽn tại các bãi container rỗng
Ông Nguyễn Đức Thọ - PCT UBND TP Hải Phòng cho biết, dự án đầu tư xây dựng tuyến đường bộ ven biển đoạn qua địa bàn TP Hải Phòng và 09 km trên địa bàn tỉnh Thái Bình, dự án đầu tư xây dựng mở rộng tuyến đường bộ ven biển đoạn qua địa bàn TP Hải Phòng là tuyến đường nhận được sự quan tâm đặc biệt của Chính phủ, TP Hải Phòng và tỉnh Thái Bình, mang ý nghĩa kết nối vùng rất cao. Do đó, dứt khoát phải hoàn thành đúng kế hoạch, không được lùi thời hạn.
Dự án đầu tư xây dựng tuyến đường bộ ven biển đoạn qua địa bàn TP Hải Phòng và tỉnh Thái Bình theo hình thức đối tác công tư, có chiều dài toàn tuyến là 29,7km. Trong đó, đoạn qua địa bàn TP Hải Phòng là 20,782km; đoạn qua địa bàn tỉnh Thái Bình là 8,925km; nền đường rộng 12m. Dự án được UBND TP Hải Phòng phê duyệt năm 2016, sau đó được điều chỉnh 2 lần vào các năm 2017 và 2018.
Về công tác GPMB dự án, theo đại diện Công ty TNHH đầu tư đường ven biển Hải Phòng - đơn vị quản lý dự án này cho biết, hiện nay mặt bằng cơ bản hoàn tất. Đối với đoạn tuyến qua địa bàn TP Hải Phòng, hiện còn 1 hộ dân tại huyện Kiến Thuỵ đã nhận tiền và đang tiến hành di dời, phá dỡ công trình; tại huyện Tiên Lãng còn 1 hộ dân đang được huyện vận động nhận tiền đền bù. Đối với đoạn tuyến qua địa bàn tỉnh Thái Bình, hiện còn 17 hộ dân chưa bàn giao mặt bằng. Về công tác thi công còn chậm do nhà đầu tư vướng mắc về vốn vay.
Phía đơn vị đang đẩy nhanh tiến độ; trong đó, hạng mục quan trọng nhất là cầu Văn Úc sẽ hoàn thành trước Tết Nguyên đán 2023; cầu vượt sông Thái Bình hoàn thành vào dịp 30/4/2023.
Chia sẻ với Diễn đàn Doanh nghiệp, ông Đỗ Tuấn Anh – Tổng giám đốc ban QLDA đầu tư xây dựng các công trình giao thông Hải Phòng cho biết, tính đến thời điểm hiện tại, ước giá trị thực hiện dự án đạt 1.150/3.038 tỷ đồng, tương đương 38% giá trị hợp đồng BOT. Trong đó, giá trị xây lắp đạt 972/2.465 tỷ đồng, tương đương 39% chi phí xây dựng.
“Tại quận Đồ Sơn đã hoàn thành thi công xử lý đất yếu, đắp cát nền đường; thi công cấp phối đá dăm và bê tông nhựa đạt 1,72/2,90km; giá trị thực hiện ước đạt 46%. Tại huyện Kiến Thụy, thi công xử lý đất yếu, đắp cát nền đường đạt 4,93/4,93km; dỡ tải, thi công cống; giá trị thực hiện ước đạt 48%. Tại cầu Văn Úc đã hoàn thành 29/52 mố, trụ cầu; hoàn thành lao lắp dầm 18/48 nhịp; giá trị thực hiện ước đạt 65%.
Tại huyện Tiên Lãng, thi công đào đất, đắp cát đạt 4,63/9,21km; thi công cát hạt trung đạt 1,48/6,68km; giá trị thực hiện ước đạt 9%. Đối với hạng mục cầu Thái Bình, hiện nhà thầu đang thi công cọc móng; giá trị thực hiện ước đạt 9%. Còn tại huyện Thái Thụy, tỉnh Thái Bình, việc thi công xử lý đất yếu, đắp cát nền đường đạt 8,71/8,96km; thi công lớp cấp phối đá dăm lớp dưới đạt 4,65/8,96km; giá trị thực hiện ước đạt 56%”, ông Đỗ Tuấn Anh cho biết.
>>>Hải Phòng: Hỗ trợ đưa hộ sản xuất nông nghiệp lên sàn thương mại điện tử
>>>Cao tốc Hà Nội - Hải Phòng dừng thu phí thủ công từ 1/6
Cùng với dự án đường bộ ven biển đầu tư theo hình thức BOT, năm 2020, TP Hải Phòng cũng phê duyệt dự án mở rộng quy mô tuyến đường đoạn qua địa bàn TP Hải Phòng (từ tỉnh lộ 353 đến cầu Thái Bình) với tổng mức đầu tư hơn 946 tỷ đồng từ vốn ngân sách.
Theo ban QLDA đầu tư xây dựng các công trình giao thông Hải Phòng - chủ đầu tư dự án mở rộng tuyến đường ven biển đoạn qua TP Hải Phòng, hiện các mũi thi công của dự án hiện đang triển khai. Ước giá trị thực hiện dự án đạt khoảng 32% giá trị hợp đồng. Sau khi dự án hoàn thành, cùng với tuyến đường ven biển Hải Phòng – Thái Bình sẽ tạo tuyến đường đôi mặt cắt hơn 24 m, đáp ứng nhu cầu lưu thông, vận tải, kết nối vùng giữa TP Hải Phòng và tỉnh Thái Bình
Theo Nguyễn Đức Thọ - Phó Chủ tịch UBND TP Hải Phòng, với cách thức thi công và huy động nguồn lực trên công trường hiện nay của các đơn vị thi công thì nguy cơ chậm trễ, không thể hoàn thành đoạn từ đường Phạm Văn Đồng đến đường 212 huyện Tiên Lãng trước Tết Nguyên đán 2023 và hoàn thành toàn tuyến trước ngày 30/4/2023 là rất cao.
Cũng theo ông Thọ, để bám sát kế hoạch tiến độ dự án, các đơn vị liên quan cần phối hợp xây dựng kế hoạch tiến độ chi tiết từng ngày và báo cáo với TP Hải Phòng. Cụ thể, đối với Dự án đầu tư xây phải chịu trách nhiệm nếu không bảo đảm tiến độ dựng tuyến đường bộ ven biển theo hình thức BOT, yêu cầu doanh nghiệp dự án tập trung chỉ đạo, điều hành, bố trí nguồn lực khẩn trương thi công; đồng thời hoàn thành toàn bộ dự án theo đúng kế hoạch.
Đối với Dự án đầu tư xây dựng tuyến đường bộ ven biển mở rộng (sử dụng vốn đầu tư công), yêu cầu ban QLDA đầu tư xây dựng các công trình giao thông Hải Phòng chỉ đạo đẩy nhanh tiến độ. Đồng thời, cần rà soát tiến độ của dự án BOT, xây dựng mốc tiến độ cho từng giai đoạn để kiểm tra, quản lý, áp dụng biện pháp phạt hợp đồng nếu chủ đầu tư không hoàn thành theo kế hoạch. Đối với đoạn tuyến 9km trên địa bàn tỉnh Thái Bình (thuộc Dự án BOT) đề nghị địa phương sớm hoàn thành công tác GPMB, phục vụ thi công dự án.
“TP Hải Phòng yêu cầu 2 huyện Tiên Lãng và Kiến Thụy sớm giải quyết dứt điểm về mặt bằng; các Sở, ngành, Ban Quản lý dự án, doanh nghiệp dự án, liên danh nhà thầu tháo gỡ các vướng mắc trong cả công tác GPMB, nguồn vốn và tổ chức thi công, bảo đảm hoàn thành các dự án theo đúng tiến độ đã cam kết. Công tác GPMB phải tiến hành xử lý dứt điểm trong tháng 6/2022”, ông Thọ nhấn mạnh.
Có thể bạn quan tâm