“Vua tôm” Minh Phú sụt giảm 93% lợi nhuận, kỳ vọng phục hồi vào cuối năm

ĐÌNH ĐẠI 02/08/2023 16:06

Xuất khẩu giảm do hàng bán ra chậm, cùng với hoạt động sản xuất kinh doanh của các công ty nuôi tôm thương phẩm không hiệu quả, đã khiến lợi nhuận quý II của “vua tôm” Minh Phú sụt giảm 93%.

>>>MPC “đi giật lùi”

Lợi nhuận giảm sâu

Theo báo cáo tài chính hợp nhất quý II/2023, Công ty CP Tập đoàn Thủy sản Minh Phú (UpCOM: MPC) ghi nhận doanh thu thuần đạt 2.350 tỷ đồng, giảm 48% so với cùng kỳ năm ngoái. Do giá vốn giảm chậm hơn doanh thu, nên lợi nhuận gộp của “vua tôm” Minh Phú bị co hẹp lại còn 331 tỷ đồng, giảm 63% so với cùng kỳ.

Sản lượng xuất khẩu sụt giảm

Sản lượng xuất khẩu sụt giảm "vua tôm" Minh Phú chỉ lãi 10 tỷ đồng trong quý II, giảm 93% so với cùng kỳ.

Mặc dù, trong kỳ này, doanh nghiệp đã cắt giảm được hầu hết các chi phí. Trong đó, chi phí quản lý doanh nghiệp và chi phí bán hàng giảm mạnh nhất với cùng 61%, xuống còn lần lượt là 75 tỷ đồng và 182 tỷ đồng. Chi phí tài chính cũng giảm 41%, xuống còn 50 tỷ đồng. Tuy nhiên, lợi nhuận sau thuế của MPC chỉ đạt 10 tỷ đồng, giảm sâu tới 93% so với cùng kỳ năm trước.

Theo lãnh đạo doanh nghiệp, nguyên nhân lợi nhuận sụt giảm là do kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của các Công ty nuôi tôm thương phẩm như: Công ty TNHH Nuôi trồng thủy sản Minh Phú Lộc An, Công ty TNHH Thủy hải sản Minh Phú Kiên Giang và Công ty TNHH Sản xuất giống thủy sản Minh Phú Ninh Thuận không có hiệu quả.

Lũy kế 6 tháng đầu năm 2023, doanh thu thuần của MPC đạt 4.472 tỷ đồng, giảm 49% cùng kỳ năm ngoái. Do lỗ lớn trong quý đầu năm, nên doanh nghiệp vẫn ghi nhận lỗ sau thuế hơn 88 tỷ đồng, trong khi cùng kỳ có lãi 242 tỷ đồng. Với kết quả này, “vua tôm” mới chỉ thực hiện được 35% mục tiêu về doanh thu và còn cách rất xa mục tiêu lợi nhuận.

Tính đến ngày 30/6/2023, tổng tài sản của MPC đạt 10.433 tỷ đồng, giảm nhẹ 2% so với đầu năm. Trong đó, hàng tồn kho chiếm tới 53% tổng tài sản, ghi nhận giá trị 5.608 tỷ đồng, tăng 11% so với đầu năm. Lượng tiền, tương đương tiền và tiền gửi của MPC đạt 338 tỷ đồng, giảm mạnh 62% so với thời điểm đầu năm.

Lãi ròng theo quý của MPC.

Lãi ròng theo quý của MPC.

Ở bên kia bảng cân đối kế toán, nợ phải trả của MPC ở mức 4.761 tỷ đồng, giảm 2% so với đầu năm. Trong đó, dư nợ vay ngắn hạn ngân hàng, giảm nhẹ 3%, còn gần 3.669 tỷ đồng. Dư nợ vay dài hạn tăng 52% so với đầu năm, lên 201 tỷ đồng.

Kết quả kinh doanh ảm đạm này của MPC không nằm ngoài dự báo của lãnh đạo doanh nghiệp. Tại ĐHĐCĐ thường niên năm 2023 tổ chức hồi cuối tháng 6 vừa qua, Ban lãnh đạo MPC đã thừa nhận kết quả kinh doanh quý II vẫn còn kém.

>>>Tháo gỡ khó khăn, vướng mắc cho doanh nghiệp thủy sản trước 25/7

Cuối năm 2023, xuất khẩu tôm sẽ phục hồi?

Theo lãnh đạo MPC, những tháng đầu năm 2023, sản lượng xuất khẩu, doanh thu và lợi nhuận của công ty giảm vì dù công ty có hợp đồng với đối tác nhưng các kho ở các nước nhập khẩu đang đầy, các khách hàng không nhập được.

Nguyên nhân do hàng bán ra chậm trong khi giá thành tôm của Ấn Độ và Ecuador thấp, họ đẩy mạnh xuất khẩu, làm cho tôm Việt Nam càng khó bán được. Tuy nhiên, giai đoạn cuối năm, dự kiến nguyên liệu tôm sẽ bị thiếu hụt do nông dân giảm nuôi do tại Việt Nam, Ấn Độ và Ecuador đang bị El Nino gây thiệt hại khoảng 30% vùng nuôi.

Cùng với kết quả kinh doanh khó khăn, thị giá cổ phiếu MPC trên thị trường cũng gần như đi ngang từ đầu năm.

Cùng với kết quả kinh doanh khó khăn, thị giá cổ phiếu MPC trên thị trường cũng gần như đi ngang từ đầu năm.

Lãnh đạo MPC nhận định, đây sẽ là cơ hội để các doanh nghiệp thủy sản đẩy mạnh hàng tồn kho ra thị trường. Hơn nữa, cuối năm lễ hội Noel, Tết Nguyên Đán ở châu Á, mức tiêu thụ dự kiến sẽ tăng lên. Do đó, dự kiến kể từ tháng 8 trở đi, giá tôm sẽ tăng, từ đó giải quyết được hàng tồn kho, tình hình kinh doanh của MPC sẽ tốt hơn.

“Tình hình thị trường biến động rất khó lường, chúng tôi sẽ xem xét lại tình hình thực tế và sẽ thông tin cho các cổ đông trong tháng 8. Nếu tháng 8 lượng tiêu thụ hàng mạnh lên là chúng ta sẽ biết được tình hình kinh doanh của năm 2023, còn nếu tháng 8 tình hình mua hàng và bán hàng không tốt, thì kết quả kinh doanh năm 2023 sẽ kém”, ông Lê Văn Quang – Tổng giám đốc MPC chia sẻ.

Khó khăn tại MPC cũng không nằm ngoài những khó khăn chung của ngành thủy sản Việt Nam. Theo Hiệp hội Chế biến và Xuất khẩu Thủy sản Việt Nam (VASEP), xuất khẩu thủy sản của Việt Nam trong tháng 6/2023 ước đạt gần 800 triệu USD, giảm 21% so với cùng kỳ năm 2022.

Trong đó, xuất khẩu tôm ước đạt 341 triệu USD, mức cao nhất từ đầu năm tới nay, nhưng vẫn giảm 18% so với cùng kỳ, đây cũng là mức giảm thấp nhất từ đầu năm. Lũy kế 6 tháng đầu năm, xuất khẩu tôm đạt gần 1,6 tỷ USD, thấp hơn 31% so với nửa đầu năm 2022.

Nhận định về tình hình thị trường 6 tháng cuối năm, VASEP cho rằng, một số thị trường như Nhật Bản, Hàn Quốc, Australia... vẫn được coi là điểm đến lạc quan cho sản phẩm thế mạnh của Việt Nam, đó là hàng chế biến sâu có giá trị gia tăng cao. Vì ở những thị trường này, thủy sản của Việt Nam chưa bị áp lực cạnh tranh về nguồn cung và giá bán như ở thị trường Mỹ, EU hay Trung Quốc.

VASEP dự báo, xuất khẩu thủy sản Việt Nam sẽ dần hồi phục trong những tháng cuối năm 2023 nhờ những tín hiệu khả quan hơn ở các thị trường tiêu thụ, khi lượng tồn kho giảm và bước vào mùa đặt hàng cho tiêu thụ cuối năm và các dịp lễ hội lớn.

Có thể bạn quan tâm

  • MPC “đi giật lùi”

    MPC “đi giật lùi”

    02:28, 13/06/2023

  • Thế khó của

    Thế khó của "Vua tôm" Minh Phú

    04:30, 16/03/2022

  • Thách thức lớn với

    Thách thức lớn với "vua tôm" Minh Phú

    11:00, 19/04/2021

  • Vượt ải phòng vệ thương mại: Thấy gì từ thắng lợi của

    Vượt ải phòng vệ thương mại: Thấy gì từ thắng lợi của "Vua tôm" Minh Phú?

    06:00, 20/02/2021

  • "Vua tôm" Minh Phú bao giờ hết lao đao?

    00:06, 20/01/2020

(0) Bình luận
Nổi bật
Mới nhất
“Vua tôm” Minh Phú sụt giảm 93% lợi nhuận, kỳ vọng phục hồi vào cuối năm
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO