Niềm vui chưa trở lại với kết quả kinh doanh, mới đây, vua tôm Minh Phú lại đón tin buồn khi Mỹ chính thức điều tra cáo buộc công ty con lẩn tránh thuế chống bán phá giá.
Kết thúc năm 2019, doanh thu xuất khẩu của Minh Phú ghi nhận gần 644 triệu USD, giảm hơn 14% so với năm trước, Minh Phú ước tính chỉ đạt gần 76% chỉ tiêu doanh thu xuất khẩu cả năm.
Gặp khó trong xuất khẩu
Công ty cổ phần Tập đoàn Thủy sản Minh Phú (UPCoM: MPC), vừa có thông tin về tình hình kinh doanh năm 2019. Theo đó, Minh Phú ghi nhận đạt gần 644 tỷ đồng, giảm hơn 14% so với năm trước. Đáng chú ý, doanh thu xuất khẩu sang thị trường Mỹ trong tháng 12 chỉ đạt hơn 12 tỷ đồng, giảm hơn 50% so cùng kỳ.
Như vậy, kết thúc năm 2019, sản lượng sản xuất của MPC đạt 59.548 tấn, giảm hơn 9% so với năm trước. Doanh thu xuất khẩu ghi nhận gần 644 triệu USD, giảm hơn 14% so với năm trước; sản lượng xuất khẩu đạt 57.709 tấn, giảm gần 15%. Như vậy, MPC ước tính chỉ đạt gần 76% chỉ tiêu doanh thu xuất khẩu cả năm.
Theo bản tin xuất khẩu tháng 12/2019 của CTCP Tập đoàn Thủy sản Minh Phú (Mã: MPC) vừa công bố, hoạt động xuất khẩu của doanh nghiệp này cũng sụt giảm mạnh.
Cụ thể, sản lượng xuất khẩu giảm 3.643 tấn, giảm 41,84%; doanh thu xuất khẩu tháng 12 giảm 43,35% so với cùng kì, xuống mức 44,45 triệu USD.
Trong đó, doanh thu xuất khẩu sang thị trường lớn nhất mà Mỹ giảm mạnh nhất, ghi nhận mức 55,55%. Trong khi đó, doanh thu thị trường Nhật Bản cũng giảm mạnh so với mức tăng 3,11% trong tháng 11.
Đáng chú ý, thị trường Châu Âu cũng giảm đột biến đến 58%, chỉ còn 3,83 triệu USD. Trước đó, vào tháng 11, thị trường này tăng trưởng 3,11% và thậm chí tăng đến 21% trong tháng 9.
Theo Minh Phú, thời tiết và dịch bệnh ảnh hưởng mạnh mẽ đến nguồn tôm nguyên liệu của Minh Phú trong năm nay.
Cụ thể, đầu vụ 1 năm 2019 nguyên liệu tôm trong được khá dồi dào, tuy nhiên sang vụ 2 lượng tôm nguyên liệu sụt giảm mạnh do thời tiết và diễn biến phức tạp của dịch bệnh, làm tôm chậm lớn không đủ cung cấp cho các nhà máy, kéo theo giá thành nguyên liệu tiếp tục tăng cao trong các tháng 8, 9, 10.
Ngoài ra, năm nay nguồn tôm nguyên liệu nhập khẩu giảm mạnh, làm tình hình cạnh tranh nguyên liệu với các nhà máy cũng trở nên nghiêm trọng hơn, giá nguyên liệu trong nước tăng cao trong khi giá bán ko tăng tương ứng dẫn đến kết quả kinh doanh Minh Phú không đạt được kì vọng.
Về vùng nuôi, Minh Phú cho biết do tình hình mưa nhiều, nguồn tiền giải ngân khá chậm nên hoạt động xây dựng vùng nuôi công nghệ cao cũng gặp nhiều khó khăn. Số lượng ao nuôi công nghệ cao ở Minh Phú Long An chỉ đạt 57 ao, Kiên Giang 80 ao.
"Do số ao nhỏ được triển khai , nên năm nay Minh Phú cũng chưa có nhiều nguyên liệu tôm cung cấp cho nhà máy, và chưa có lợi nhuận", báo cáo Minh Phú cho biết.
"Tin buồn" cuối năm
Tình hình xuất khẩu không được như kỳ vọng, công ty con của MPC – Mseafood thì đang bị phía Mỹ điều tra cáo buộc lẩn tránh thuế chống bán phá giá do vi phạm luật thương mại của Mỹ khi sử dụng tôm nước ấm đông lạnh nhập khẩu từ Ấn Độ.
Cụ thể, Cục Hải quan và Bảo vệ Biên giới Mỹ (CBP) vừa thông báo đã thực hiện một cuộc điều tra chính thức về việc công ty xuất khẩu tôm hàng đầu Việt Nam – Công ty CP Tập đoàn Thủy sản Minh Phú (Mã: MPC) và các công ty con đã vi phạm luật chống bán phá giá đối với một số loại tôm nước ấm đông lạnh xuất xứ từ Ấn Độ nhập khẩu tôm vào Mỹ.
Có thể bạn quan tâm
01:02, 25/12/2019
00:00, 18/11/2019
16:21, 14/10/2019
18:06, 10/06/2019
CBP cho biết vào ngày 9/10/2019, Tổng cục Thi hành Luật Phòng vệ Thương mại Mỹ (TRLED) thuộc Cục Thương mại đã khởi xướng cuộc điều tra trên cơ sở Đạo luật Thực thi và Bảo vệ (EAPA) sau khi nhận được cáo buộc từ Ủy ban Thực thi Thương mại Tôm Ad Hoc (liên minh của 18 tổ chức và doanh nghiệp đại diện cho những người thu hoạch và bán tôm của Mỹ).
Ủy ban Thực thi Thương mại Tôm Ad Hoc cáo buộc Thủy sản Minh Phú cùng các công ty con là Công Ty TNHH Chế Biến Thủy Hải Sản Minh Quý, Công ty TNHH Chế biến Thủy sản Minh Phát và Công ty CP Thuỷ sản Minh Phú Hậu Giang, đã nhập khẩu tôm từ Ấn Độ vào Việt Nam với mục đích xuất khẩu sang Mỹ.
Theo thông tin Uỷ ban này cung cấp, Thủy sản Minh Phú đã nhập khẩu lần lượt 16.800 và 23.800 tấn tôm đông lạnh từ Ấn Độ trong năm 2017 và 2018. Kể từ đầu năm 2018, đã có 1.512 lô hàng sản phẩm tôm Ấn Độ được chuyển đến cả Tập đoàn Thủy sản Minh Phú và Công ty CP Thuỷ sản Minh Phú Hậu Giang.
Thông qua các khiếu nại trên, TRLED đã đưa ra quan điểm "các cáo buộc cho rằng MSeafood đã cố gắng trốn lệnh chống phá giá thông qua việc trung chuyển tôm đông lạnh xuất xứ từ Ấn Độ qua Việt Nam là có cơ sở và doanh nghiệp này đã không báo cáo hàng hóa nhập khẩu là từ Ấn Độ" theo thư của CBP.
CBP cũng đã tiến hành các công tác điều tra sơ bộ riêng để thu thập thêm bằng chứng.
Dựa trên các cáo buộc và bằng chứng trên, CBP đang áp dụng các biện pháp tạm thời lên các đơn hàng nhập khẩu tôm đông lạnh chưa thanh toán của MSeafood sau ngày 18 tháng 9 năm 2018.
Cơ quan này cho biết "các đơn hàng sẽ được điều chỉnh theo tỷ lệ để đảm bảo tuân thủ lệnh chống bán phá giá đối với tôm đông lạnh xuất xứ từ Ấn Độ và các khoản tiền gửi của công ty này sẽ bị thu hồi".
CBP tuyên bố họ đã tạm dừng cấp phép tất cả các hoạt động nhập khẩu tôm do MSeafood thực hiện bắt đầu từ ngày bắt đầu cuộc điều tra nhằm ngày 9/10/2019.
Cơ quan này yêu cầu tất cả các đơn hàng nhập khẩu trong tương lai của MSeafood phải thông qua "nhập cảnh trực tiếp", nghĩa là "trước khi hàng hóa vận chuyển được CBP cho phép nhập vào Mỹ, tất cả các chứng từ nhập cảnh và tiền gửi phải được cung cấp" theo CBP.