Cáo buộc Minh Phú tránh thuế bán phá giá tại Mỹ bắt nguồn từ đối thủ cạnh tranh?

Thy Hằng 10/06/2019 18:06

Chuyên gia nhận định, thư cáo buộc như với Minh Phú có khả năng bắt nguồn từ một đối thủ cạnh tranh với Minh Phú trong kinh doanh tôm quốc tế.

Cục Phòng vệ thương mại (Bộ Công Thương) cho biết, Bộ Công Thương vừa nhận được thông tin nguyên đơn phía Mỹ yêu cầu Cơ quan hải quan và bảo vệ biên giới Mỹ (CBP) điều tra về hành vi lẩn tránh thuế đối với sản phẩm tôm xuất khẩu của Công ty Cổ phần Tập đoàn Thủy sản Minh Phú (Công ty Minh Phú) và công ty liên kết tại Mỹ.

vụ việc mới chỉ ở giai đoạn nguyên đơn gửi yêu cầu

Vụ việc Minh Phú bị cáo buộc lẩn tránh thuế bán phá giá mới chỉ ở giai đoạn nguyên đơn gửi yêu cầu.

Cáo buộc có khách quan?

Theo đó, Bộ Công Thương đã khẩn trương kiểm tra thông tin, đánh giá vụ việc và sẽ phối hợp với các Bộ/ngành, hiệp hội và doanh nghiệp liên quan làm rõ, xây dựng phương án xử lý, trao đổi và phối hợp với phía Mỹ để bảo đảm quyền và lợi ích chính đáng của ngành nuôi trồng, chế biến và xuất khẩu tôm của Việt Nam. 

Hiện nay, vụ việc mới chỉ ở giai đoạn nguyên đơn gửi yêu cầu. Theo quy định của Mỹ, trong trường hợp đơn kiện là đầy đủ và hợp lệ, CBP sẽ xem xét có tiến hành khởi xướng điều tra vụ việc hay không. Nếu khởi xướng điều tra, CBP sẽ có khoảng thời gian là 365 ngày để tiến hành thu thập chứng cứ, phân tích, đánh giá, đưa ra kết luận cuối cùng với vụ việc.

Trước đó, liên quan tới vụ việc, tờ tin tức có uy tín của ngành thủy sản toàn cầu Seafood News đăng bài viết của John Sackton - người sáng lập Seafood News với tiêu đề “Các nhà nhập khẩu nên tránh xa các cuộc điều tra về tôm mới”.

John Sackton chỉ rõ, các nhà chế biến tôm nước Mỹ đã cố gắng làm suy yếu niềm tin của người mua đối với tôm nhập khẩu bằng cách lặp lại các cáo buộc sai lệch về việc thiếu kiểm tra và sự hiện diện cao của kháng sinh trong tôm nhập khẩu.

Theo John Sackton, thư cáo buộc như với Minh Phú không xuất hiện ngẫu nhiên, vô tư mà cáo buộc có khả năng bắt nguồn từ một đối thủ cạnh tranh với Minh Phú trong kinh doanh tôm quốc tế.

Giá trị gia tăng đủ thay đổi xuất xứ

Mặc dù cho biết chưa nhận được thông tin chính thức cáo buộc này, nhưng luật sư đại diện của Minh Phú cho biết, tỷ lệ 10% tôm nguyên liệu từ Ấn Độ là không ảnh hưởng gì nhiều đến cáo buộc chống bán phá giá tôm, thực tế các thị trường khác thì việc nhập khẩu nguyên liệu là chuyện bình thường. Chưa kể con số này còn cho thấy việc nhập khẩu tôm nguyên liệu từ Ấn Độ thực tế không để phục vụ thị trường Mỹ. Bởi vì tỷ trọng nhập không đáng kể, trong khi tỷ trọng Minh Phú xuất khẩu sang các thị trường khác hiện đạt hơn 60%.

"Đây không phải là lần đầu tiên Mỹ điều tra ở Việt Nam, và theo thông lệ khi có một cáo buộc xuất phát từ đơn vị này đó thì cơ quan Mỹ sẽ tiến hành điều tra. Và công tác điều tra sẽ bao gồm nhiều khâu, nhiều vấn đề", Luật sư Đinh Ánh Tuyết cho biết.

Có thể bạn quan tâm

  • Cáo buộc tránh thuế bán phá giá của Minh Phú và “căng thẳng” ngành tôm

    Cáo buộc tránh thuế bán phá giá của Minh Phú và “căng thẳng” ngành tôm

    06:30, 10/06/2019

  • Lời cảnh tỉnh cho các doanh nghiệp Việt nhìn từ Minh Phú

    Lời cảnh tỉnh cho các doanh nghiệp Việt nhìn từ Minh Phú

    03:03, 08/06/2019

  • “Vua tôm” Minh Phú nói gì về cáo buộc tránh thuế bán phá giá tại Mỹ?

    “Vua tôm” Minh Phú nói gì về cáo buộc tránh thuế bán phá giá tại Mỹ?

    18:43, 05/06/2019

  • Mitsui & Co. sẽ đầu tư vào thủy sản Minh Phú

    Mitsui & Co. sẽ đầu tư vào thủy sản Minh Phú

    15:08, 18/05/2019

Đại diện Minh Phú cho rằng, tôm nhập khẩu từ Ấn Độ là tôm nguyên liệu, và tôm nguyên liệu này phải qua chế biến ở Việt Nam thì mới được xuất đi các thị trường khác.

“Chúng ta phải tách bạch tôm nguyên liệu và tôm thành phẩm, tôm nguyên liệu nhập vào, chúng ta phải bóc bỏ, bao bột, chiên rán… qua rất nhiều khâu, cuối cùng mới cho ra tôm thành phẩm”, đại diện Minh Phú cho biết.

Mặt khác, đại diện Minh Phú cho rằng, khi doanh nghiệp nhập nguyên liệu sau đó chế biến ra thành phẩm, thì lượng giá trị gia tăng đạt được đã đủ để thay đổi xuất xứ. Ví dụ như một con gà nguyên liệu đi vào khâu sản xuất, sau đó đi ra thành thành phẩm, tất nhiên đều là thịt gà nhưng mà con gà nguyên liệu và gà thành phẩm có xuất xứ hoàn toàn khác nhau, không hẳn nuôi ở đâu thì là xuất xứ ở đấy, vị luật sư dẫn chứng.

Trước đó, ngày 12/5, đại diện của bang Illinois, ông Darin LaHood, nhận được một đơn kiện bằng thư điện tử cáo buộc một doanh nghiệp của Việt Nam là Minh Phú có hành vi tránh thuế chống bán phá giá với tôm Ấn Độ tại Mỹ.

Theo đó, lá đơn tố cáo Minh Phú mua một lượng lớn tôm đông lạnh của Ấn Độ, chế biến ở mức "tối thiểu" tại Việt Nam và bán qua Mỹ thông qua Mseafood với tư cách là sản phẩm của Việt Nam.

"Dựa trên thông tin trên, tôi yêu cầu Cục Hải quan và Biên Phòng Mỹ (CBP) điều tra xem một nhà nhập khẩu Mỹ và các công ty liên quan ở Việt Nam có trốn thuế chống bán phá giá đối với tôm từ Ấn Độ hay không", ông LaHood viết trong bức thư gửi cho ông Kevin McAleenan, Ủy viên Cục Hải quan và Biên phòng.

(0) Bình luận
Nổi bật
Mới nhất
Cáo buộc Minh Phú tránh thuế bán phá giá tại Mỹ bắt nguồn từ đối thủ cạnh tranh?
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO