Xuất khẩu mực, bạch tuộc của Việt Nam trong tháng 7 đạt 54 triệu USD, giảm 15% so với tháng 7/2017.
Các thị trường chính đều giảm
Hiệp hội chế biến và xuất khẩu thủy sản (VASEP) cho biết, sau sự tăng trưởng chậm trong tháng 6, xuất khẩu mực, bạch tuộc của Việt Nam trong tháng 7 đã giảm 15% so với tháng 7/2017, đạt 54 triệu USD. Sự sụt giảm này là do xuất khẩu mực, bạch tuộc sang phần lớn các thị trường chính như Hàn Quốc, Nhật Bản, EU, ASEAN … giảm so với cùng kỳ.
Mực tiếp tục là sản phẩm xuất khẩu chủ lực của Việt Nam trong 6 tháng đầu năm 2018, chiếm 55% tổng giá trị xuất khẩu, còn lại bạch tuộc chiếm 45%. Trong các nhóm sản phẩm mực, bạch tuộc xuất khẩu, bạch tuộc khô/muối/tươi sống và đông lạnh (thuộc mã HS03) vẫn chiếm tỷ trọng cao nhất 36%. Tiếp đến là các sản phẩm mực tươi, sống và đông lạnh (HS03), chiếm 30%.
So với cùng kỳ năm 2017, xuất khẩu các sản phẩm mực giảm, trong khi xuất khẩu các sản phẩm bạch tuộc tăng. Giá trị xuất khẩu bạch tuộc chế biến (HS 16) tăng mạnh nhất 51%, tiếp đó mực khô, nướng (HS 03) tăng 40%. Xuất khẩu mực sống/tươi/đông lạnh (HS03) giảm mạnh nhất 17,5%. Như vậy, tính đến nay các sản phẩm mực, bạch tuộc đã qua chế biến xuất khẩu được nhiều hơn so với các sản phẩm tươi/sống/đông lạnh.
Hàn Quốc tiếp tục là thị trường nhập khẩu lớn nhất của Việt Nam, chiếm 36,8% tổng giá trị xuất khẩu mực, bạch tuộc của Việt Nam đi các thị trường. Tháng 7/2018, xuất khẩu mực, bạch tuộc sang Hàn Quốc đã giảm 3% so với tháng 7/2017, chỉ đạt 20 triệu USD.
Đứng thứ 2 là Nhật Bản chiếm tỷ trọng 22,9% tổng giá trị xuất khẩu mực, bạch tuộc của Việt Nam. Sau sự phục hồi trong tháng 6, xuất khẩu mực, bạch tuộc sang Nhật Bản trong tháng 7 đã giảm 18%, đạt 12 triệu USD, nâng tổng giá trị xuất khẩu mực, bạch tuộc của Việt Nam sang Nhật Bản trong 7 tháng đầu năm lên 80 triệu USD, tăng 3,5%.
Xuất khẩu các sản phẩm mực của Việt Nam sang Nhật Bản hiện đã giảm 9% so với cùng kỳ. Trong khi đó, xuất khẩu các sản phẩm bạch tuộc tăng 34%. Năm nay, tỷ trọng xuất khẩu các sản phẩm bạch tuộc sang Nhật Bản có xu hướng tăng.
Xuất khẩu mực, bạch tuộc của Việt Nam sang EU trong tháng 7 vẫn rất thấp. Giá trị xuất khẩu mưc, bạch tuộc chỉ đạt 7 triệu USD, giảm 41% so với tháng 7/2017. Do đó, tỉnh tổng 7 tháng đầu năm nay, xuất khẩu mực, bạch tuộc của Việt Nam sang EU vẫn giảm 27% so với cùng kỳ năm trước, chỉ đạt 46 triệu USD.
Năm nay, xuất khẩu mực, bạch tuộc của Việt Nam sang ASEAN nhiều biến động. Trong tháng 7, xuất khẩu mực, bạch tuộc của Việt Nam sang thị trường này giảm 12,4%, đạt 6,8 triệu USD. Tuy nhiên nhờ sự tăng trưởng tốt trong những tháng trước đó, nên tổng giá trị xuất khẩu trong 7 tháng đầu năm vẫn tăng 20% đạt gần 46 triệu USD.
VASEP dự báo, xuất khẩu mực, bạch tuộc của Việt Nam trong những tháng tới sẽ vẫn tăng nhẹ.
Cần mở rộng thị trường
Cũng theo Hiệp hội Chế biến và Xuất khẩu Thủy sản Việt Nam (VASEP), trong bối cảnh XK hải sản sang EU gặp nhiều khó khăn, Thái Lan hiện đang là thị trường được nhiều doanh nghiệp xuất khẩu (XK) mực, bạch tuộc của Việt Nam lựa chọn để thay thế.
Có thể bạn quan tâm
04:56, 14/08/2018
13:51, 11/08/2018
00:54, 07/08/2018
04:22, 04/08/2018
16:30, 03/08/2018
"Thị trường nhập khẩu (NK) mực, bạch tuộc lớn thứ 7 trên thế giới, đồng thời là thị trường NK lớn nhất trong khối ASEAN này hiện đang tăng NK từ Việt Nam", VASEP nhận định.
Theo số liệu thống kê của Tổng cục Hải Quan, kim ngạch XK mực, bạch tuộc của Việt Nam sang Thái Lan trong 4 tháng đầu năm đạt gần 24 triệu USD, tăng 21% so với cùng kỳ năm trước.
Thái Lan cũng đang tăng NK mực, bạch tuộc từ 10 nước. Trong đó, Trung Quốc, Việt Nam và Campuchia là 3 nguồn cung lớn nhất. Tuy nhiên xét về thị phần, Trung Quốc và Việt Nam là hai nguồn cung chủ chốt cho thị trường này. Tính tổng 4 tháng đầu năm, Thái Lan đã NK gần 7.300 tấn mực bạch tuộc, trị giá 32 triệu USD, tăng 89% về khối lượng và 53% về giá trị.
Trong khi Trung Quốc là nguồn cung lớn nhất các sản phẩm mực, bạch tuộc chế biến cho Thái Lan, Việt Nam nhà cung cấp hàng đầu các sản phẩm mực, bạch tuộc đông lạnh. Do đó, xét về giá trị XK, Việt Nam đang dẫn đầu tại thị trường này.