Xuất khẩu nông sản sang Trung Quốc: Đối mặt khúc quanh hiểm nghèo

Diendandoanhnghiep.vn Trung Quốc không còn là khách hàng dễ tính với hàng loạt các yêu cầu, tiêu chuẩn "siết" nông sản Việt. Xuất khẩu sang thị trường này phải là chính ngạch, không thể tư duy "bị cắt cầu" nên chới với.

"Một cân dứa bằng cốc trà đá, chúng tôi thua canh bạc "xuất sang Trung Quốc" vì Trung Quốc bất ngờ cắt cầu", Phó Giám đốc Sở NN&PTNT Lào Cai nói.

 Dứa Lào Cai giờ bày bán ven đường với giá còn 1.800g/k. Nông dân Đồng Nai ngơ ngác vì sầu riệng rớt giá.

Dứa Lào Cai giờ bày bán ven đường với giá còn 1.800g/k. Nông dân Đồng Nai ngơ ngác vì sầu riệng rớt giá.

“Thua canh bạc”?

Vài tuần nay Trung Quốc ngừng thu mua dứa nên giá dứa trên địa bàn đang từ 8.000-9.000 đồng/kg rớt xuống còn 1.800 đồng/kg. Cả Lào Cai, Thanh Hóa trồng nhiều dứa chủ yếu để xuất khẩu tiểu ngạch sang Trung Quốc. Bây giờ với 1.200 ha trồng dứa, dân Lao Cai kêu trời. Trong khi đó, sầu riêng rớt giá liên tiếp từ miền Tây Nam Bộ qua miền Đông. Sầu riêng Đồng Nai hôm nay bắt trớn rớt giá 10.000đ/kg.

Lý do bởi, dứa và sầu riêng đều nằm ngoài danh sách 8 loại trái cây được nhà nước Trung Quốc chấp nhận nhập khẩu chính ngạch. Hiện mới chỉ có xoài, nhãn, chuối, mít, vải, dưa hấu, thanh long và chôm chôm nằm trong danh sách này.

“Thua canh bạc”, “bị cắt cầu” đến bây giờ, tại sao viên chức lãnh đạo cơ sở ngành Nông nghiệp còn nghĩ như vậy?

Thực tế là từ tháng 5/2018, Trung Quốc đã thông báo cho Việt Nam là họ bắt đầu thay đổi chính sách nhập khẩu theo hướng khắt khe hơn, đòi hỏi tiêu chuẩn chất lượng cao hơn. Đây là thách thức mới với nông sản xuất khẩu của Việt Nam vào thị trường Trung Quốc.

Kết thúc quý I/2019, top 10 mặt hàng xuất khẩu chủ lực của Việt Nam bị giảm sút đáng lo ngại, nguyên nhân một lần nữa đến từ thị trường Trung Quốc.

Từ số liệu công bố, trong số 10 mặt hàng nông sản xuất khẩu “tỷ đô” chỉ có 2 mặt hàng tăng giá trị xuất khẩu là thủy sản và lâm sản, trong đó thủy sản dù tăng nhưng không đạt chỉ tiêu.

Đáng chú ý, gạo xuất khẩu - một mặt hàng nòng cốt và truyền thống của Việt Nam đang giảm mạnh khi chỉ đạt 1,43 triệu tấn, giá trị chưa tới nửa tỷ USD, giảm 3,5% về số lượng và 20,2 % về giá trị so với cùng kỳ năm 2018. Và Philippines trở thành nơi nhập khẩu gạo Việt nhiều nhất thay cho Trung Quốc...

Rau, củ, quả cũng chịu chung số phận, 3 tháng đầu năm 2019 chỉ đạt hơn 400 triệu USD, giảm 17,7% so với cùng kỳ năm trước. Vì sao?

Thị trường Trung Quốc đổi “chất”

Trung Quốc yêu cầu từ ngày 1/5/2019 sẽ áp dụng quy định mới về gắn tem mác, vật lót, bao bì đối với dưa hấu, chuối, mít. Quy định thì không quá cao nhưng đủ sức gây khó cho hàng Việt Nam vì quán tính “dễ dãi”, và thích đi đường tiểu ngạch. Như vậy chỉ còn 11 ngày nữa những quy định này sẽ đi vào thực tế.

Quan trọng hơn, còn một loạt yêu cầu mới như yêu cầu kỹ thuật về an toàn nguyên liệu, thực phẩm; quy định về an toàn thực phẩm, kiểm dịch thực vật của Trung Quốc. Yêu cầu đăng ký mã số vùng trồng, địa danh với Hải quan Trung Quốc. Khai báo rõ ràng xuất xứ nguồn gốc vùng trồng…

Đặc biệt, từ 1/10/2019, sản phẩm thực phẩm nhập khẩu vào Trung Quốc phải có Chứng nhận an toàn thực phẩm do cơ quan có thẩm quyền Việt Nam cấp cho từng lô hàng.

Ngoài ra, gạo Việt Nam đang vấp phải sự cạnh tranh khốc liệt từ gạo Thái Lan và Ấn Độ tại thị trường Trung Quốc, nhất là khi hiện nay đồng Baht và Rupee suy yếu so với USD, khiến giá của họ giảm xuống. Tuy nhiên, vấn đề cố hữu hơn là chất lượng gạo Việt không bằng gạo Thái và Ấn Độ.

Chấm dứt con đường tiểu ngạch

Khi thị trường Trung Quốc khắt khe hơn với nông sản Việt đòi hỏi doanh nghiệp thay đổi toàn diện từ phương thức sản xuất đến cách thức lưu thông hàng hóa như điều kiện khó khăn khi xuất khẩu thanh long, vải, xoài, nhãn lồng… đi Mỹ, Canada, Nhật Bản và châu Âu.

Từ nay, vai trò của cơ quan chức năng, đầu tiên là Bộ Công thương nổi bật “cầu nối” để doanh nghiệp bắt nhịp kịp thời với môi trường mới.

Chính phủ Việt Nam và Trung Quốc đã thống nhất hướng chuyển dần sang chính ngạch, giảm dần tiểu ngạch. Sản phẩm Việt chắc chắn phải vượt qua nhiều rào cản kỹ thuật nếu vẫn muốn vào Trung Quốc.

Lạ lùng là lãnh đạo Sở Nông Nghiệp Lào Cai tỉnh sát biên giới Vân Nam lại cho rằng mình bị cắt cầu, bị thua “một canh bạc”. Tại sao lại có thể đánh bạc với chính sách xuất khẩu, với... sinh mệnh nông dân? Trước khi tình hình trở lên trầm trọng thêm, chúng ta cần phải có giải pháp xử lý nhanh lượng nông sản không xuất được và xoay chuyển để giải quyết tình hình mới khi Trung Quốc kiên quyết áp dụng chính sách họ đã thông báo một năm trước. 

Đánh giá của bạn:

Mời các bạn tham gia vào group Diễn đàn Doanh nghiệp để thảo luận và cập nhật tin tức.

Bạn đang đọc bài viết Xuất khẩu nông sản sang Trung Quốc: Đối mặt khúc quanh hiểm nghèo tại chuyên mục Thời sự của Tạp chí Diễn đàn doanh nghiệp. Liên hệ cung cấp thông tin và gửi tin bài cộng tác: email toasoan@dddn.com.vn, hotline: 0985698786,
Bình luận
Bạn còn /500 ký tự
Xếp theo: Thời gian | Số người thích
SELECT id,type,category_id,title,description,alias,image,related_layout,publish_day FROM cms_post WHERE `status` = 1 AND publish_day <= 1711639363 AND in_feed = 1 AND top_home <> 1 AND status = 1 AND publish_day <= 1711639363 ORDER BY publish_day DESC, id DESC LIMIT 0,11
1 2 3 4 5 6 7 8 9 10