Nông sản Nhật: Khi khan hiếm là một đặc quyền!

Diendandoanhnghiep.vn Người Nhật tạo ra thương hiệu nông sản không bằng con số “vạn tấn, triệu tấn”, mà đó là giá trị chiều sâu tưởng chừng đơn giản nhưng rất công phu.

Nhắc đến nền nông nghiệp Nhật Bản không ít người lại trầm trồ vì những thứ khó tin, tất cả để liên tưởng đến phạm trù rất rộng, “công nghệ cao”, nhưng sự thật không hoàn toàn như thế.

Thịt bò Kobe trứ danh có giá trên 80 triệu đồng/1kg, bản thân giá trị của nó không chỉ là thương hiệu mà sự tỉ mỉ, uy tín và chiến lược kinh doanh tỉnh táo, thông minh của ngươi Nhật.

Bò Kobe có lịch sử y hệt  bò Việt Nam - chúng được nuôi để lấy sức kéo phục vụ nông nghiệp, khi nông nghiệp được cơ giới hóa bò trở nên… thừa; cùng với sự du nhập văn hóa Phương Tây sau khi Minh Trị cải cách, người Nhật bắt đầu cho phép giết mổ bò làm thực phẩm. Tuy nhiên chỉ hoàng gia và bộ phận giàu có mới được thưởng thức.

Thị bò Kobe là một siêu phẩm của nông nghiệp Nhật Bản

Thị bò Kobe là một siêu phẩm của nông nghiệp Nhật Bản

Bò Kobe phải được sinh ra ở vùng Hyogo, nuôi lớn bằng cỏ, nước và trong điều kiện khí hậu ở đây suốt đời. Bởi vùng Hyogo có địa hình chia cắt của Nhật Bản khiến những đàn bò Kobe được nuôi tách biệt với các loại bò khác.

Theo thời gian, sự tách biệt này khiến bò Kobe dần mang những đặc điểm gene đặc trưng, dẫn tới hương vị thịt của chúng rất độc đáo, có một không hai trên thế giới.

Trên thế giới có hàng ngàn khu vực địa lý có thể nuôi bò đặc chủng, nhiều giống bò độc đáo, nhưng vì sao không thể tạo ra loại thịt bò nào như kiểu Kobe?

Khác biệt ở cách làm, bò nuôi bò Kobe không quá cao siêu như người ta vẫn nghĩ. Quá trình chọn giống khắt khe, chỉ 60% con giống được chọn ra cho vào trại tập trung. Thức ăn là lúa non, cỏ tươi; còn đồ uống là nước được chiết xuất, lọc tinh khiết (có nơi người dân phải khoan giếng sâu tới 180m dưới lòng đất để lấy nước cho bò uống).

Bò Kobe được uống rượu, bia để kích thích tiêu hóa, được massage thủ công để giảm bớt lượng mỡ, cho thịt mềm, nghe nhạc “thư giãn” để có thể trạng tốt nhất trước khi giết mổ. Mỗi trang trại khoảng 10 - 15 con, chúng được kiểm soát trọng lượng hàng ngày

Quy trình này nơi nào cũng làm được, kể cả ở Việt Nam hiện nay nhiều trang trại chất lượng cao đều áp dụng.

Nhưng khác biệt ở chỗ, người Nhật đã nâng tầm bò Kobe bằng cách tạo ra chiến lược kinh doanh “tạo ra sự khan hiếm” - như một dạng độc quyền được chấp nhận và ngưỡng mộ.

Oái ăm ở chỗ muốn nhập khẩu loại thịt bò này phải “kiếm” được 3 chứng thư của Hiệp hội chăn nuôi Nhật Bản, Cục Thực phẩm và Hội chăn nuôi, quảng cáo Kobe! Không hề dễ.

Nếu ở Việt Nam, việc xuất khẩu “rườm rà” như thế thì bị coi là nhũng nhiễu, cản trở, nhưng người Nhật biết cách sử dụng “thủ tục hành chính” để biến sản phẩm của họ trở nên giá trị hơn.

Thịt bò Kobe được săn tìm khắp thế giới, nguồn cầu vô tận, nhưng Nhật Bản không ào ạt xuất khẩu để kiếm lời. Đó là tầm nhìn rất xa của các nhà chiến lược, họ đang nắm “cung” và điều tiết “cầu” một cách khôn ngoan.

Mỗi năm chỉ có 1.500 con bò Kobe được giết mổ, tức là mỗi ngày thế giới chỉ được ăn 2 con - một con số quá khiêm tốn, nhưng giá trị không hề nhỏ. Tuy nhiên, nhìn rộng ra, người Nhật đã duy trì vị thế độc tôn này hàng chục năm qua, và còn rất lâu nữa.

Trên mỗi miếng thịt bò Kobe luôn có dãy số gồm 10 chữ số cho biết chính xác đó là thịt của con bò nào, được nuôi bởi ai, “lý lịch” của nó như thế nào…!

Lại thêm một khác biệt với Việt Nam: Con gì, cây gì, sản phẩm gì… hễ được giá lại được chính quyền khuyến khích mở rộng, ào ạt tăng số lượng - họ luôn xem đó là thành công. Chiến lược này có thể thu lợi trước mắt, nhưng về lâu dài giết chết tính chất “đặc sản” khi cung vượt cầu dẫn đến trượt giá.

Heo được giá, tăng đàn sau đó sụp đổ dây chuyền; tiêu được giá, chặt cà phê trồng tiêu, được vài năm sau đó người chết theo tiêu… là những ví dụ dễ nhìn thấy.

Thêm vào đó là quy trình kiểm soát chất lượng lỏng lẻo, hàng giả, hàng nhái tràn lan, rất rườm rà trong kinh doanh nhưng rất hiếm thấy điều đó trong quản lý vệ sinh sản phẩm.

Tương tự thịt bò Kobe, xoài Mizayaki khiến người ta giật mình vì một quả 400gr nhập về Việt Nam có giá 1,2 - 1,7 triệu đồng, mà nhiều người đánh giá không đặc sắc hơn xoài cát Hòa Lộc của Việt Nam.

Xoài đỏ Nhật có giá 1,2- 1,7 triệu đồng/trái

Xoài đỏ Nhật có giá 1,2 - 1,7 triệu đồng/trái

Mấu chốt không phải do trái xoài có gì - hiển nhiên là “sạch” tuyệt đối theo chuẩn Nhật, một lần nữa cho thấy “chiến lược kinh doanh” mới quan trọng.

Mặc dù đắt đỏ, nhưng xoài Mizayaki chỉ thu hoạch chớp nhoáng trong vòng 1 tháng/năm, nó tạo ra số lượng không nhiều, nhưng đủ để khắp nơi tìm kiếm.

Người Nhật tạo ra thương hiệu nông sản không bằng con số “vạn tấn, triệu tấn”, mà đó là giá trị chiều sâu tưởng chừng đơn giản nhưng rất công phu.

Bản thân người nông dân không có thời gian và chức năng làm “chiến lược kinh doanh”, đó là công việc của nhà nước. Trong thị trường, đôi khi bản thân sản phẩm là chưa đủ để biến nó thành một biểu tượng - cần chiến lược kinh doanh phù hợp nâng đỡ.

Đánh giá của bạn:

Mời các bạn tham gia vào group Diễn đàn Doanh nghiệp để thảo luận và cập nhật tin tức.

Bạn đang đọc bài viết Nông sản Nhật: Khi khan hiếm là một đặc quyền! tại chuyên mục Thời sự của Tạp chí Diễn đàn doanh nghiệp. Liên hệ cung cấp thông tin và gửi tin bài cộng tác: email toasoan@dddn.com.vn, hotline: 0985698786,
Bình luận
Bạn còn /500 ký tự
Xếp theo: Thời gian | Số người thích
SELECT id,type,category_id,title,description,alias,image,related_layout,publish_day FROM cms_post WHERE `status` = 1 AND publish_day <= 1714066617 AND in_feed = 1 AND top_home <> 1 AND status = 1 AND publish_day <= 1714066617 ORDER BY publish_day DESC, id DESC LIMIT 0,11
1 2 3 4 5 6 7 8 9 10