Xuất khẩu nông sản thiếu tính bền vững

Diendandoanhnghiep.vn Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn vừa tính toán và khẳng định: kiếm 40 tỷ USD từ xuất khẩu nông sản trong năm 2018 là “nằm trong tầm tay”.

Tạm tin với nhau rằng mọi thứ không gì là không thể, 40 tỷ USD hay nhiều hơn thế vẫn có khả năng đối với một đất nước có đến 70% dân số sống ở nông thôn, chiếm trên 43% lao động.

Ảnh: Internet.

Xuất khẩu nông sản năm 2015 là 30,1 tỷ USD; năm 2016 là 32,1 tỷ USD; năm 2017 là 36,3 tỷ USD. Đặt trong trường so sánh với những năm trước thì con số 40 tỷ USD cho năm 2018 không phải là đột phá. Mức tăng trưởng bình quân trên 10% mỗi năm nhưng không thật sự ổn định.

Sự không ổn định còn ở câu hỏi bán cho ai? Chỉ đơn cử, tỷ trọng mặt hàng rau, quả 6 tháng đầu năm 2018 đóng góp tới 2 tỷ USD, nhưng có đến 75% trong số ấy, tức là 1,2 tỷ USD được mang về từ thị trường Trung Quốc.

Ai cũng biết thị trường đông dân nhất thế giới tiềm tàng mối bất ổn lớn như thế nào đối với nông sản Việt Nam. Có quá nhiều bài học cay đắng để khẳng định rằng, giao thương nông sản với Trung Quốc, ta luôn nắm đằng chuôi!

Đáng chú ý, hai mặt hàng gạo và trái cây đang là con át chủ bài. Thời điểm 6 tháng cuối năm luôn “nhạy cảm” với nền nông nghiệp vốn phụ thuộc nhiều vào thiên nhiên; thiên tai dịch bệnh hoành hành cùng lúc với mùa mưa bão. Chưa ai chắc chắn vựa lúa lớn nhất là Đồng bằng sông Cửu Long đạt sản lượng trong khi sức mạnh gạo Việt trên thị trường chủ yếu nhờ số lượng!

Đặc biệt, Mỹ, EU và Trung Quốc đã chính thức phát động cuộc chiến tranh thương mại. Các nước “chủ chiến” bung hàng ra ngoài thị trường của đối thủ để né đòn đánh thuế. Mỹ vừa đổ 80 ngàn tấn đậu tương xuống biển là lời cảnh báo. E ngại nhất vẫn là nông sản Trung Quốc - rẻ, phong phú, bắt mắt sẽ nhảy vào cạnh tranh khốc liệt hơn với hàng Việt Nam.

Thêm một vài khó khăn trước mắt như “thẻ vàng” của EC với hải sản Việt Nam không biết khi nào gỡ bỏ; đạo luật Farmbill của Hoa Kỳ (Luật Canh nông Mỹ) khiến xuất khẩu cá tra chỉ còn một nửa; con đường tiểu ngạch nông sản sang Trung Quốc để lại nhiều hệ lụy.

Phương pháp tối ưu nhất với nông sản Việt là chất lượng đáp ứng yêu cầu các thị trường “khó tính” như Mỹ, EU, Nhật Bản, Hàn Quốc để duy trì tính bền vững. Vì vậy, ngành nông nghiệp còn nhiều việc phải làm. Con số vài chục tỷ “đô” bán nông sản mỗi năm không phản ánh đúng thực chất đời sống hàng chục triệu nông dân vô cùng khó khăn.

Đánh giá của bạn:

Mời các bạn tham gia vào group Diễn đàn Doanh nghiệp để thảo luận và cập nhật tin tức.

Bạn đang đọc bài viết Xuất khẩu nông sản thiếu tính bền vững tại chuyên mục Thời sự của Tạp chí Diễn đàn doanh nghiệp. Liên hệ cung cấp thông tin và gửi tin bài cộng tác: email toasoan@dddn.com.vn, hotline: 0985698786,
Bình luận
Bạn còn /500 ký tự
Xếp theo: Thời gian | Số người thích
SELECT id,type,category_id,title,description,alias,image,related_layout,publish_day FROM cms_post WHERE `status` = 1 AND publish_day <= 1713543927 AND in_feed = 1 AND top_home <> 1 AND status = 1 AND publish_day <= 1713543927 ORDER BY publish_day DESC, id DESC LIMIT 0,11
1 2 3 4 5 6 7 8 9 10