Khi Ukraine ban bố biện pháp ngăn chặn và Moscow mở các cuộc công kích, nhiều người Ukraine đã chuyển sang sử dụng tiền điện tử, trong đó, Tether (USDT) là đồng tiền ổn định phổ biến nhất.
>>Ngân hàng Trung ương Ukraine đình chỉ chuyển tiền điện tử
Mới đây, Ngân hàng Trung ương Ukraine đã có động thái đối với hoạt động chuyển tiền kỹ thuật số, theo một trong những biện pháp mới nhất được thực hiện, liên quan đến việc ban bố tình trạng thiết quân luật trên toàn quốc.
Theo đó, ngân hàng này đã ra lệnh cho các tổ chức phát hành tiền điện tử đình chỉ việc phát hành và việc bổ sung các ví điện tử bằng tiền điện tử, đồng thời tạm thời giới hạn việc phân phối tiền điện tử. Đây là một trong nhiều quy định mới được ngân hàng trung ương nước này đưa ra khi các lực lượng Nga vây hãm khắp Ukraine. Cùng với đó là một loạt các Nghị quyết, bao gồm lệnh đình chỉ thị trường ngoại hối, hạn chế rút tiền mặt và cấm phát hành ngoại tệ từ các tài khoản ngân hàng bán lẻ.
Khi Ukraine ban bố các biện pháp ngăn chặn và Moscow mở các cuộc công kích, nhiều người Ukraine đã chuyển sang sử dụng tiền điện tử. Trong đó, Tether (USDT) là đồng tiền ổn định phổ biến nhất, tính theo vốn hóa thị trường gần 80 tỷ USD và không giống các loại tiền điện tử như Bitcoin hay Ethereum - đã trải qua rất nhiều biến động trong những tuần gần đây do căng thẳng địa chính trị ngày càng gia tăng. Nhìn chung, USDT giống như các loại stablecoin khác cùng loại, khá ổn định về giá trị. Tuy nhiên, theo tỷ giá hối đoái hiện tại, giá 1 USDT xấp xỉ 32 hryvnia Ukraine (đơn vị tiền tệ quốc gia), tương đương 1,10 USD do nhu cầu tăng cao.
Sau khi sơ tán một phần đội ngũ của mình khỏi Kiev, Mike Chobanian, ông chủ của sàn giao dịch tiền điện tử Kuna đang theo dõi những tác động của cuộc xung đột đối với ngành công nghiệp đang phát triển này. “Công việc kinh doanh đang hoạt động, nhưng chúng tôi lại đang ở chế độ tồn tại ở đây,” ông chủ 37 tuổi cho biết trong một video từ nơi ẩn náu hiện tại sau khi rời thủ đô Ukraine.
Mới đây, Chính phủ Ukraine đã áp đặt các lệnh trừng phạt đối với đồng Rúp, buộc Chobanian phải tạm dừng hoán đổi tiền điện tử với tiền tệ của Nga, mặc dù sàn giao dịch Kuna đang gia tăng hoạt động từ các tài khoản Ukraine trong những tuần gần đây. Do lo lắng về căng thẳng gia tăng, nhiều người dân địa phương đã mua stablecoin nhiều hơn, loại tiền điện tử vốn dĩ bị các nhà quản lý phương Tây chỉ trích.
“Nhiều người nghĩ Bitcoin là một trò cờ bạc và không biết liệu nó sẽ tăng hay giảm Nhưng trong hoàn cảnh này, mọi người đều đang cố gắng bảo tồn những gì họ có và coi đồng Đô la Mỹ như một nơi trú ẩn an toàn. Vì thế, USDT cũng là một nơi trú ẩn an toàn”, Chobanian giải thích.
Mặc dù giao dịch ngày càng trở nên khó khăn kể từ lúc xung đột bùng nổ, nhưng nhiều người dùng tiền điện tử đã phát động các cuộc gây quỹ, mà họ nói là dành riêng để hỗ trợ người Ukraine và các nỗ lực cứu trợ khác.
“Bởi vì không có giới hạn, nên tiền điện tử có thể được huy động từ khắp nơi trên thế giới, nó cũng không phụ thuộc vào hệ thống ngân hàng và minh bạch hơn vì là một Blockchain. Đó là lựa chọn tốt cho rất nhiều người”, Chobanian nói.
>>Xung đột Nga - Ukraine: Giới tài phiệt Nga tránh lệnh trừng phạt bằng tiền ảo
Công ty nghiên cứu tiền điện tử Elliptic cho biết, hơn 4 triệu đô la Mỹ tiền điện tử đã đến trong hai ngày trên một ví gây quỹ duy nhất cho tổ chức “Come Back Alive”.
Sự nhiệt tình này không hoàn toàn được chia sẻ bởi chính phủ Ukraine. Trên trang web truyền thông UkraineNOW, Bộ Quốc phòng kêu gọi quyên góp thông qua chuyển khoản ngân hàng, nhưng nêu rõ rằng “luật pháp quốc gia không cho phép Bộ Quốc phòng Ukraine sử dụng các hệ thống thanh toán khác như Webmoney, Bitcoin, PayPal,...
Thực tế, cùng một mạng lưới phi tập trung làm cho tiền điện tử trở nên hấp dẫn đối với các nhà gây quỹ Ukraine, thì cũng có thể mang lại lợi ích cho Nga, trong khi các biện pháp trừng phạt đang được xem xét chống lại Moscow là loại trừ khỏi hệ thống Swift (hệ thống thanh toán liên ngân hàng giữa các tổ chức tài chính trên khắp thế giới). Một số lo ngại rằng, tiền điện tử có thể cho phép Nga vượt qua các lệnh trừng phạt khi Mỹ, đồng minh NATO, nhắm vào Nga trước cuộc tấn công quân sự vào Ukraine.
Caroline Malcolm, chuyên gia phân tích tại Chainalysis giải thích: “Triều Tiên đã tiến hành các nỗ lực mạnh mẽ với ý định đánh cắp tiền điện tử từ các sàn giao dịch và nền tảng DeFi. Họ đã có thể mang lại nguồn vốn trị giá hàng tỷ USD cho đất nước và trốn tránh các lệnh trừng phạt. Tuy nhiên, giống như hệ thống tài chính truyền thống, hệ sinh thái tiền điện tử cũng có thể đưa ra biện pháp, để xác định các giao dịch từ các thực thể bị xử phạt đã được xác định. Điều này chủ yếu có thể đạt được bằng cách phân tích dữ liệu từ các Blockchains - sổ đăng ký nơi tất cả các giao dịch tiền điện tử được ghi lại”.
Có thể bạn quan tâm
11:00, 25/02/2022
11:00, 16/02/2022
05:10, 31/01/2022