Cuộc xung đột Nga – Ukraine đã gây ra sự xáo trộn thị trường, tăng giá hàng hóa và làm trầm trọng thêm sự gián đoạn chuỗi cung ứng...
Sau khi Mỹ, Vương quốc Anh và Liên minh châu Âu, cùng một số quốc gia châu Á-Thái Bình Dương như Nhật Bản và Hàn Quốc, đưa ra các lệnh trừng phạt bằng việc loại bỏ một số ngân hàng Nga khỏi mạng lưới viễn thông tài chính liên ngân hàng toàn cầu, SWIFT. Điều này đã làm gián đoạn khả năng hoạt động quốc tế của họ, bao gồm cả tài trợ cho thương mại quốc tế.
Đồng thời, Mỹ còn đưa ra hai quy tắc mới của Bộ Thương mại về sản phẩm trực tiếp nước ngoài (PDR), cấm các mặt hàng do nước ngoài sản xuất, được sản xuất trực tiếp trong nước hoặc chứa phần mềm hoặc công nghệ có xuất xứ từ nước này, không được xuất khẩu sang Nga và người dùng cuối của quân đội Nga.
Bên cạnh đó, các nước trong EU và các nước khác như Nhật Bản và Hàn Quốc cũng đã áp đặt một cách tối thiểu các hạn chế đối với hàng hóa xuất khẩu liên quan đến lĩnh vực quốc phòng và an ninh sang Nga.
Người ta đã thấy một tác động trên diện rộng của các lệnh trừng phạt từ phương Tây. Một loạt các doanh nghiệp nước ngoài trong lĩnh vực năng lượng (Shell, BP, Exxon, Equinor), ô tô (Ford, Daimer, Mercedes-Benz, Renault), hàng không (Airbus và Boeing), hàng tiêu dùng (Disney, H&M, Ikea, Nike, Calsberg, Budvar) và công nghệ (Apple, Facebook, Google, Dell) đã bắt đầu rút khỏi Nga.
Mặc dù các tác động của xung đột là chung, nhưng điều này cũng đã gây ra những tác động không nhỏ đối với các nhà đầu tư và doanh nghiệp hoạt động tại Việt Nam.
Cuộc xung đột Nga – Ukraine đã gây ra những bất ổn địa chính trị xung quanh khả năng, liệu Nga có thể tiếp tục xuất khẩu dầu trong bối cảnh các lệnh trừng phạt thắt chặt và gián đoạn nguồn cung hay không.
Mặc dù không bị các biện pháp trừng phạt chính thức, nhưng các công ty dầu mỏ của Nga được cho là rất khó bán sản lượng của họ do người mua ngần ngại cam kết mua hàng và các công ty vận tải biển từ chối vận chuyển dầu thô của Nga.
Các công ty dầu khí Việt Nam có quan hệ đối tác với các công ty dầu khí của Nga sẽ thấy hoạt động kinh doanh của họ bị ảnh hưởng trực tiếp. Ví dụ, công ty dầu khí quốc doanh Việt Nam, PetroVietnam có hai liên doanh với Gazprom và Zarubezhneft.
Bên cạnh đó, giá dầu đang tăng cao không có điểm dừng có thể sẽ tạo ra áp lực lạm phát trong nền kinh tế đang phục hồi của Việt Nam, đồng thời cũng gây ra những áp lực không nhỏ cho các doanh nghiệp Việt, mặc dù rủi ro này dường như đã được chính phủ kiềm chế ngay từ bây giờ.
Mặc dù Nga không nằm trong số các thị trường quan trọng đối với hàng xuất khẩu của Việt Nam, như thủy sản, gia vị, cà phê, giày dép và điện tử. Nhưng, các biện pháp trừng phạt thương mại hiện hành sẽ gây khó khăn cho các nhà xuất khẩu của Việt Nam (bao gồm cả các công ty đa quốc gia của Mỹ, Nhật Bản và Hàn Quốc có trụ sở tại Việt Nam) khi giao dịch trực tiếp với các nhà nhập khẩu Nga bị cắt khỏi mạng lưới thanh toán toàn cầu.
Ngoài ra, các nhà xuất khẩu cũng sẽ phải đối mặt với sự chậm trễ của lô hàng và chi phí vận chuyển cao hơn do chiến tranh.
Trong khi đó, các mặt hàng nhập khẩu chính khác của Việt Nam như lúa mì của Nga và Ukraine , than đá của Nga (chiếm khoảng 10% tổng lượng than nhập khẩu của Việt Nam vào năm 2021) và dầu hướng dương của Ukraine , cũng chịu sự gián đoạn từ các lệnh trừng phạt và chuỗi cung ứng.
Nga là nguồn khách du lịch lớn thứ sáu tại Việt Nam trước COVID-19. Dòng vốn này sẽ tạo động lực cho ngành du lịch đang bị ảnh hưởng nặng nề của Việt Nam khi biên giới mở cửa trở lại cho khách du lịch quốc tế từ ngày 15 tháng 3 năm 2022.
Mặc dù, Nga cũng đã đưa ra tín hiệu về một cách tiếp cận kinh doanh như bình thường, các cơ quan du lịch của họ đã phân loại Việt Nam là một điểm đến an toàn mà không có bất kỳ hạn chế nào đối với du khách Nga. Bên cạnh việc các hãng hàng không của Việt Nam (và các nước Đông Nam Á khác) không bị cấm bay vào không phận Nga.
Nhưng, động thái của Nga cấm các hãng hàng không Hoa Kỳ, Canada và EU khỏi không phận của họ có thể kích hoạt việc định tuyến lại các đường bay từ châu Âu / Mỹ đến châu Á, điều này có thể không khuyến khích du lịch nói chung đến khu vực Đông Nam Á, trong đó có Việt Nam.
Theo các nhà quan sát, có vẻ như Nga không có khả năng từ bỏ mục tiêu “thay đổi chế độ và phi quân sự hóa Ukraine”, miễn là các chi phí kinh tế và rủi ro chính trị vẫn có thể kiểm soát được. Các triển vọng về một cuộc dàn xếp ngoại giao còn hạn chế.
Đang có hai kịch bản được đưa ra cho cuộc xung đột Nga – Ukraine. Cả hai quỹ đạo này đều có thể làm trầm trọng thêm rủi ro chính trị, quy định và kinh doanh đối với các doanh nghiệp Việt Nam.
Thứ nhất, nếu cuộc xung đột kéo dài, có thể xảy ra ngay cả khi quân đội Nga cuối cùng chiếm Kiev và thiết lập một chế độ khác. Các nước phương Tây có khả năng sẽ tiếp tục ủng hộ lực lượng nổi dậy của Ukraine để chống lại Matxcơva. Một chế độ trừng phạt khắt khe có thể sẽ vẫn được duy trì và sự trả đũa của một nước Nga sẽ mãnh liệt hơn.
Khi đó, giá cả hàng hóa tăng cao, áp lực lạm phát và sự gián đoạn thương mại và đi lại tiếp tục sẽ không mang lại hiệu quả tốt cho các doanh nghiệp và nhà xuất khẩu Việt Nam.
Thứ hai, có thể sẽ là một cuộc chiến NATO - Nga rộng lớn hơn. Các yếu tố gây ra quỹ đạo này có thể từ leo thang vô tình do một cuộc tấn công vô cớ của Nga vào một trong các quốc gia NATO dọc theo biên giới của họ (ví dụ như các quốc gia Baltic của Latvia, Lithuania và Estonia, Ba Lan hoặc Thổ Nhĩ Kỳ), hoặc nếu các quốc gia NATO thực hiện bước đi mạo hiểm với Nga.
Đây sẽ là một kịch bản ác mộng, có thể nhanh chóng leo thang thành mối quan hệ gay gắt giữa các quốc gia trang bị vũ khí hạt nhân NATO và Nga. Khi đó, vị thế trong nền kinh tế quốc tế toàn diện của Nga bao gồm, tài chính, thương mại, con người và thậm chí là các liên kết kỹ thuật số với thế giới bị cắt đứt. Và điều đó có thể là cơn đau đầu của thế giới chứ không chỉ Việt Nam.
Có thể bạn quan tâm
Doanh nghiệp gỗ Việt "ngấm đòn" xung đột Nga - Ukraine
03:11, 11/03/2022
Đàm phán Nga - Ukraine tiếp tục không đạt đột phá mới
01:47, 11/03/2022
Các tập đoàn Trung Quốc - “Ngư ông đắc lợi” sau căng thẳng Nga - Ukraine?
11:01, 10/03/2022
Chiến sự Nga - Ukraine khiến châu Âu bất an
05:30, 10/03/2022
Căng thẳng Nga - Ukraine và những nhóm cổ phiếu "hưởng lợi"
05:00, 09/03/2022
Chiến sự Nga - Ukraine và nghịch lý cấm vận
04:30, 09/03/2022
Xung đột Nga - Ukraine đang đẩy ngành ô tô vào cuộc khủng hoảng mới
16:22, 08/03/2022
Thứ hai, có thể sẽ là một cuộc chiến NATO - Nga rộng lớn hơn. Các yếu tố gây ra quỹ đạo này có thể từ leo thang vô tình do một cuộc tấn công vô cớ của Nga vào một trong các quốc gia NATO dọc theo biên giới của họ (ví dụ như các quốc gia Baltic của Latvia, Lithuania và Estonia, Ba Lan hoặc Thổ Nhĩ Kỳ), hoặc nếu các quốc gia NATO thực hiện bước đi mạo hiểm với Nga.
Đây sẽ là một kịch bản ác mộng, có thể nhanh chóng leo thang thành mối quan hệ gay gắt giữa các quốc gia trang bị vũ khí hạt nhân NATO và Nga. Khi đó, vị thế trong nền kinh tế quốc tế toàn diện của Nga bao gồm, tài chính, thương mại, con người và thậm chí là các liên kết kỹ thuật số với thế giới bị cắt đứt. Và điều đó có thể là cơn đau đầu của thế giới chứ không chỉ Việt Nam.