Phần lớn các cá nhân khởi nghiệp là các bạn trẻ, được đào tạo chuyên môn rất tốt nhưng thiếu sự bao quát để vận hành một doanh nghiệp.
Khởi nghiệp đang là một trào lưu, nhà nhà khởi nghiệp, người người khởi nghiệp. Tuy nhiên, đã là trào lưu thì khó mà bền vững. Chúng ta thường thấy báo chí nhắc đến những bức tranh màu hồng, nhưng mấy khi chúng ta thấy sự hiện diện của những cú ngã ngựa được đưa tin. Có lẽ, phần lớn các doanh nghiệp chưa kịp lớn thì đã biến mất.
Thành công cần rất nhiều yếu tố, nhưng thật sự mà nói không phải cứ có đủ các yếu tố thì sẽ dẫn đến thành công. Lịch sử là một minh chứng. Nói một cách công bằng, không có gì là thất bại khi chúng ta học được từ nó. Thử thách sẽ giúp chúng ta trưởng thành, rất nhiều bức tranh thành công được vẽ lên bởi một (hoặc nhiều) sự thất bại.
Viết ra những dòng này dưới góc nhìn là một người đang đứng đúng cái chân núi đó. Tôi đã từng thành công, đã từng thất bại, chiêm nghiệm lại tôi được học và trải nghiệm rất nhiều thứ mà tôi không bao giờ thấy được ở trường đại học. Tôi cho rằng mọi điều tốt đẹp sẽ đến từ ý chí và quyết tâm.
Tiến sĩ Alan Phan từng nói: “Một nền kinh tế luôn cần có những người giải quyết những vấn đề ngổn ngang, luôn cần những sản phẩm dịch vụ mới". Việt Nam đang trên đà phát triển với nhiều thử thách mới được sinh ra hằng ngày, ủng hộ khởi nghiệp là một cách để tạo ra cơ hội cho các nhà sáng tạo giải quyết những vấn đề đấy với các giải pháp đột phá. Tuy nhiên, nhìn chung lại thì hệ sinh thái của chúng ta đang thiếu đi những yếu tố để giúp các nhà sáng tạo thành công, mà chủ yếu đến từ các phần sau: con người, giáo dục, và nguồn vốn.
Con người là thứ cốt yếu của một doanh nghiệp, đây cũng là yếu tố được “dòm ngó” nhiều nhất khi một dự án đi xin đầu tư ở giai đoạn sớm (Early-stage). Tôi tin rằng một nhóm người có thể mở ra nhiều tiềm năng và đạt được đến vô vàn điều phi thường khi cùng có chung một chí hướng và cùng nhau giải quyết vấn đề khi xảy ra tranh cãi. Tuy nhiên, cá nhân tôi thấy vẫn phải có một người lãnh đạo theo đuổi đến cùng dù bất kỳ ai rời đi. Một đội ngũ bao gồm những thành viên ưu tú, một tổ cố vấn có kinh nghiệm, sẽ dễ dàng lọt vào mắt xanh của các nhà đầu tư hơn vì con đường đến đích được tin rằng sẽ ngắn hơn. Nếu đây là yếu tố tuyệt vời như vậy, nhưng lại vẫn có nhiều nhóm vẫn thất bại? Tôi nghĩ nhiều người cũng có cùng câu hỏi đó như tôi. Thế thì ở Việt Nam, điều đó đang đến từ đâu?
Phần lớn các cá nhân khởi nghiệp là các bạn trẻ, được đào tạo chuyên môn rất tốt nhưng thiếu sự bao quát để vận hành một doanh nghiệp. Thật khó để đòi hỏi một kỹ sư giỏi thêm về tài chính, nhân sự, marketing, v.v… khi vừa mới ra trường. Đó là lý do tại sao phần lớn những thành công đến từ sự khổ luyện của chính người sáng lập hoặc có sự hỗ trợ từ những ngày còn ngồi trong phòng thí nghiệm.
Rất nhiều quốc gia đã đưa khởi nghiệp và đổi mới sáng tạo (innovation) vào chương trình đào tạo chính quy, Thụy Sĩ là một trong những quốc gia đi đầu về việc này. Kết quả là Thụy Sĩ đã có 9 năm liên tiếp dẫn đầu về chỉ số Đổi mới sáng tạo Toàn cầu. Đây luôn là chủ đề được quan tâm nhất nhưng đang được bỏ ngỏ nhất, có lẽ là vì nó cũng là thứ khó làm nhất, tốn kém nhất. Một chương trình đào tạo hiệu quả phải đến từ những cá nhân đã khởi nghiệp đi kèm với những chuyên gia để đào sâu vào các vấn đề cốt lõi mà một cá nhân khởi nghiệp phải cọ xát để giảm những sai lầm không đáng có. Tuy nhiên, đến hiện tại, các chương trình đào tạo khởi nghiệp vẫn bị rời rạc và thiếu sự chủ động từ các cơ quan cấp cao.
Vốn là điều quan trọng trong bất kì doanh nghiệp nào, nhưng không phải cứ có nhiều vốn là sẽ thành công. Thất bại đầu tiên của tôi đến từ việc có quá nhiều vốn và chi tiêu không hiệu quả. Rất nhiều doanh nghiệp dù có vốn lớn vẫn gặp khó khăn, có thể kể ra như Evernote, WeWork, v.v.... Song để biết khi nào chúng ta sẵn sàng để gọi vốn hoặc gọi vốn từ ai vẫn là một trong những rào cản lớn cho các startups tại Việt Nam khi chúng ta vẫn chưa có một sân chơi để các nhà khởi nghiệp có thể chủ động tìm kiếm những thông tin này.
Cuộc thi Hack4Growth do tổ chức AVSE Global với các thành viên là các chuyên gia và nhà khoa học Việt Nam trên toàn cầu cùng chung tay phát triển để thúc đẩy quá trình đổi mới sáng tạo ở Việt Nam. So với nhiều cuộc thi khác, Hack4Growth không chỉ tìm ra các đội xuất sắc để trao giải thưởng mà còn đồng hành để phát triển dự án một cách bài bản để giúp các đội thi tự tạo ra giá trị cho chính dự án của mình.
Khi tham gia Hack4Growth, các đội thi sẽ được trải qua một chuỗi các chương trình đào tạo từ các chuyên gia, giáo sư đầy kinh nghiệm đang làm việc trên thế giới như Mỹ, Anh, Đức, Pháp, Thụy Sĩ, v.v... Các chương trình đào tạo không chỉ tập trung vào việc phát triển ý tưởng sáng tạo thành sản phẩm hữu dụng mà còn hỗ trợ thí sinh các kinh nghiệm về phát triển kinh doanh, quản lý rủi ro, marketing và bán sản phẩm, tìm nguồn vốn và quản lý tài chính, lựa chọn các chiến lược phát triển startup…
Và cuối cùng, các đội thi vào được chung kết sẽ có cơ hội được gặp gỡ, trao đổi với các nhà đầu tư tiềm năng để trình bày về ý tưởng của mình. Những kĩ năng được đào tạo trong suốt quá trình tham dự sẽ đem lại sự tự tin cho bạn để tạo được những mối quan hệ tốt trong những sự kiện này.
Tổ chức Khoa học và Chuyên gia Việt Nam Toàn cầu - AVSE Global có trụ sở tại Paris, tiên phong trong tư vấn chiến lược, đào tạo quản lý cấp cao và tổ chức diễn đàn chuyên môn thông qua kết nối chuyên gia, trí thức người Việt toàn cầu để đóng góp cho Việt Nam. AVSE Global có mặt trên 20 quốc gia, với hơn 300 hội viên quy tụ hơn 2.000 chuyên gia và là mạng lưới của trên 10.000 chuyên gia toàn cầu.
Hack4Growth là một cuộc thi về ý tưởng, giải pháp,
sản phẩm đối mới sáng tạo do AVSE Global tổ chức, bao gồm 2 đợt:Đợt 1: Kiến tạo nền tảng và Văn hoá đổi mới, sáng tạo vì Việt Nam
Đợt 2: Chung tay tìm ra giải pháp, và truyền cảm hứng, niềm tin hành động vượt qua khó khăn kinh tế, xã hội trong và hậu Covid
Hạn nộp bài dự thi: 15/06/2020Thông tin chi tiết về cuộc thi Đổi mới sáng tạo Hack4Growth - Covid Endgame
Website: https://www.hack4growth.org/
Fanpage: https://www.facebook.com/VILinks.AVSEGlobal
Email: hack4growth@vietnaminnovationlinks.org