Zoom nói riêng và các ứng dụng online nói chung đang chứng minh quy luật đào thải nghiệt ngã trong thời đại kinh tế số.
>>Hết bùng nổ nhờ dịch, Zoom gặp khó
Đại dịch COVID-19 giảm mạnh, đang dần trở thành bệnh cúm thông thường, đe dọa giảm mạnh doanh thu của ứng dụng Zoom, từng “nổi đình, nổi đám” trong thời kỳ đỉnh dịch.
Một ngày đẹp trời năm 1995, Dave Berman đã công khai cái tên WebEx - bộ công cụ phần mềm họp trực tuyến đầu tiên trên thế giới dựa trên công nghệ đám mây.
Không khác gì hiện nay, WebEx có thể tạo ra cuộc nói chuyện trực tuyến “face to face”, chia sẻ tập tin và tin nhắn, cho phép truyền tải mọi thông tin ở bất cứ đâu, miễn có thiết bị di động, kết nối mạng Internet.
WebEx quá thức thời, còn nhân loại trước thiên niên kỷ thứ 3 vẫn chưa biết nhiều đến kết nối mạng toàn cầu. Do đó, WebEx đã sống lay lắt, tạm bợ, sau đó “hóa thân” vào Skyper tiếp tục nuôi giấc mộng “xóa nhòa khoảng cách”. Tuy nhiên, thân xác Skype mang linh hồn WebEx không có gì quá nổi bật.
Eric Yuan, kỹ sư từng làm việc cho WebEx tạo ra Zoom vào năm 2013, mãi 6 năm sau mới có đồng lợi nhuận đầu tiên. Khoảnh khác thần diệu của Zoom bắt đầu đến từ tháng 12/2019 khi con virus Corona lần đầu phát hiện ở Vũ Hán, rồi lan ra toàn cầu.
Suốt 2 năm đỉnh dịch, cứ hội họp người ta lại í ới nhau “xin link” Zoom, khiến mức độ tải về, sử dụng ứng dụng này vượt quá sức tưởng tượng. Doanh thu của Zoom đã tăng 326% vào năm 2020, lên 2,6 tỷ USD, trong khi lợi nhuận cũng tăng vọt 672 triệu USD, từ mức chỉ 22 triệu USD vào năm 2019. Cổ phiếu của Zoom tăng từ 89 USD lên 559 USD trong vòng 8 tháng.
“Nói chuyện trực tiếp với nhau chẳng phải hay hơn sao?” Đó là câu hỏi ẩn dụ của một người dùng trên diễn đàn mạng. Thực sự, phương thức hội họp trực tuyến chỉ có tác dụng trong hoàn cảnh đặc biệt.
Tác dụng ấy là gì? Cùng lắm người ta chỉ nhìn thấy nhau, nghe nhau nói để nguôi ngoai tâm trạng lo lắng khi công việc đình trệ, nguồn thu teo tóp; khi chẳng thể ra khỏi nhà vì giãn cách xã hội.
Zoom rất ít tác dụng để hiện thực hóa hiệu quả của bản chất giao tiếp và quan hệ xã hội. Bạn có thể “đến họp” bằng đại diện hình ảnh, “tắt mic”, “tắt camera” và làm việc riêng để đối phó với Sếp ở đầu cầu bên kia. Dĩ nhiên, chẳng ai có thể kiểm soát được điều này.
>>> Zoom: “Bao giờ cho đến… ngày xưa”
Tại các cuộc làm việc truyền thống, người với người giao tiếp bằng ánh mắt, ngôn ngữ hình thể, “thấy” được cảm xúc của nhau, tôn trọng nhau bằng bộ đồ công sở, mái tóc cắt gọn. Ấy là văn hóa công việc.
Bởi vậy, Zoom bắt đầu “xuống dốc” khi COVID-19 ít có khả năng gây nguy hiểm. Khi khả năng đi lại được khôi phục, thị trường công nghệ lắng xuống thì “cơn sốt” Zoom đã hạ nhiệt đến mức báo động.
Giá cổ phiếu của Zoom đã giảm tới 83% so với mức cao nhất mọi thời đại vào tháng 10/2020, “bốc hơi” một nửa vốn hóa, còn 27 tỷ USD/cp. Dù đại dịch COVID-19 vẫn chưa thật sự kết thúc, mọi thứ với ứng dụng này đã trở thành “hào quang quá khứ”.
Câu chuyện của Zoom không mới, nhưng lại chứng minh một điều rất mới: Trong thời đại kinh tế số, hầu như không có chỗ cho người đi sau; bạn có thể mất hàng thập kỷ xây dựng thương hiệu, nhưng chỉ cần một đêm thức dậy, thời cuộc sẽ cho phép bạn ngồi vào ngai vàng.
Có thể bạn quan tâm
Zoom: “Bao giờ cho đến… ngày xưa”
05:00, 18/05/2022
Hết bùng nổ nhờ dịch, Zoom gặp khó
03:08, 26/11/2021
Zoom mua Five9 để gia tăng sức cạnh tranh Google và Facebook
04:25, 24/07/2021
Zoom thâu tóm công ty liên lạc đám mây Five9 với giá 14,7 tỷ USD
13:00, 19/07/2021
Sau đại dịch, Zoom đi về đâu?
11:06, 27/03/2021
Zoom: Doanh số tăng gấp 4 lần, nhưng tình hình lại bớt lạc quan
05:08, 03/12/2020
Cổ phiếu của Zoom bật tăng mạnh vì đâu?
04:20, 04/09/2020
Zoom rút khỏi thị trường Trung Quốc
13:19, 04/08/2020