Giới công nghệ vẫn đang hướng về năm 2023 với một cái nhìn lạc quan hơn
>>“Vén màn” bức tranh công nghệ
2022 không phải một năm may mắn đối với các công ty công nghệ, mặc dù ngành công nghiệp này đã thực sự bùng nổ trong năm 2021, khi dịch COVID-19 hoành hành. Tuy nhiên, giới công nghệ vẫn đang hướng về năm 2023 với một cái nhìn lạc quan hơn.
Năm 2022 trầm lắng
1. Thương mại điện tử
Sau một năm bùng nồ về mua sắm online do đại dịch, những công ty phát triển nền tảng mua sắm trực tuyến như Amazon, Shopee, Lazada v.v. đang phải đối mặt với một năm đầy sóng gió khi người tiêu dùng phải thắt chặt chi tiêu.
Ông lớn thương mại điện tử tại Đông Nam Á là Sea Limited, công ty mẹ của Shopee, đã cắt giảm khoảng 7.000 vị trí, tương đương 10% nhân sự, trong 6 tháng qua. Cổ phiếu giảm sâu đã khiến Sea mất gần 90% giá trị kể từ mức đỉnh thiết lập vào năm ngoái. Sea cũng phải đóng cửa các hoạt động thương mại điện tử ở một số thị trường như châu Âu, Mỹ Latin v.v..
Tuy vậy, thị trường thương mại điện tử đã có những dấu hiệu khả quan trong mùa mua sắm cuối năm. Đơn cử ngày Black Friday vừa qua, lượng mua sắm trực tuyến tại Mỹ đã nhiều nhất từ trước tới nay.
Ngoài ra, tuần lễ thương Tuần lễ Thương mại điện tử quốc gia và Ngày mua sắm trực tuyến tại Việt Nam vào cuối năm cũng đón nhận khá nhiều tín hiệu tích cực.
2. Tiền mã hóa
Bắt đầu năm 2022, sự bùng nổ của tài sản số (NFT), các quỹ đăng ký hợp đồng tương lai Bitcoin v.v. đã khiến lĩnh vực tiền mã hóa nhận được rất nhiều lời có cánh từ các nhà phân tích.
Tuy nhiên đến tháng 3, tin tặc đã tấn công Axie Infinity của Việt Nam và đánh cắp 625 triệu USD và khiến sự kiện này trở thành vụ trộm tiền mã hóa lớn nhất từ trước đến nay. Trên thực tế thì 6/10 vụ tấn công tiền mã hóa lớn nhất đều được thực hiện trong năm nay.
Khi “mùa đông tiền số” còn chưa kết thúc, đến cuối năm, sự sụp đổ của Terra, FTX đã gây thiệt hại lớn cho ngành công nghiệp tiền mã hóa.
Tuy vậy, giá Bitcoin mới chỉ giảm xuống mức thấp nhất là 15.500 USD trong năm nay, vẫn cao hơn khá nhiều dự đoán của các nhà phân tích là 10.000 USD.
Ngoài ra, việc một loạt các quốc gia như Brazil, Ấn Độ công bố sẽ ra mắt đồng tiền kỹ thuật số quốc gia áp dụng công nghệ blockchain đã thắp lên một năm 2023 tươi sáng hơn cho ngành công nghiệp còn non trẻ này.
3. Xe tự lái
Định giá của các công ty xe tự lái đã bị thổi phồng trong năm 2021, khi các khoản đầu tư từ các nhà sản xuất ôtô lên tới 100 tỷ USD. Nhưng tới năm 2022, nhiều công ty vẫn chưa cho thấy được kết quả và khiến dự án kéo dài đã khiến giá trị của những công ty này giảm mạnh.
Đỉnh điểm là vào cuối tháng 10/2022, khi 2 hãng xe lớn nhất thế giới là Ford và Volkswagen đóng cửa dự án xe tự lái Argo AI.
Tuy vậy, thị trường xe điện cũng đón nhận nhiều tin tức tích cực như việc Tesla bắt đầu mở rộng sang khu vực Đông Nam Á. Hay một tin rất vui đối với Việt Nam là thương hiệu xe Vinfast sẽ IPO tại Mỹ vào năm 2023, cũng thắp lên một chút hy vọng cho ngành tự hành.
>>8 sản phẩm công nghệ thất bại nhất ở CES
Tiềm năng 2023
1. Công nghệ đám mây
Theo Gartner, Công ty nghiên cứu và tư vấn CNTT hàng đầu thế giới, đến năm 2025, chi tiêu cho điện toán đám mây trong các phần mềm ứng dụng, cơ sở hạ tầng và dịch vụ quy trình kinh doanh sẽ vượt qua chi tiêu cho các giải pháp CNTT truyền thống trong cùng danh mục.
Mới đây, tại Việt Nam Tập đoàn FPT cũng dự kiến đầu tư ít nhất 300 tỷ đồng cho trí tuệ nhân tạo và 2.300 tỷ đồng cho công nghệ điện toán đám mây trong vài năm tới.
Đây có thể coi là một xu hướng dài hạn không có dấu hiệu chậm lại. Các công ty sẽ ngày càng chi nhiều tiền hơn cho công nghệ lưu trữ đấm mây, khi đây là công nghệ đóng vai trò quan trọng trong chuyển đối số.
2. Trí tuệ nhân tạo
Một xu hướng công nghệ nữa cũng được coi là dài hạn chính là ngành công nghệ trí tuệ nhân tạo (AI). Theo nghiên cứu của IDC, trong năm 2023, chính phủ các nước trên thế giới và doanh nghiệp sẽ đầu tư đến 500 tỉ USD vào công nghệ AI.
AI sẽ giúp doanh nghiệp tận tạo ra các sản phẩm và dịch vụ thông minh hơn. Ngoài ra, AI sẽ giúp người tiêu dùng thanh toán và nhận hàng hóa và dịch vụ dễ dàng hơn. Nhiều nhà bán lẻ sẽ sử dụng AI để quản lý và tự động hóa các quy trình quản lý hàng tồn kho phức tạp diễn.
Việt Nam cũng đang đi đúng xu hướng khi trong năm 2022 đã tổ chức Ngày hội trí tuệ nhân tạo Việt Nam năm 2022. Đây cũng là lần đầu tiên Giải thưởng bình chọn sản phẩm ứng dụng trí tuệ nhân tạo được tổ chức nhằm vinh danh những sản phẩm, giải pháp ứng dụng AI nổi bật trong sản xuất và cuộc sống.
Có thể bạn quan tâm