Cả Hà Nội và TP Hồ Chí Minh đều là những trung tâm hành chính kinh tế, xã hội của đất nước, nhưng sự phát hiện tội phạm tham nhũng chưa tương xứng.
Sáng ngày 16/4 vừa qua, UBND TP Hà Nội tổ chức hội nghị tổng kết chiến lược quốc gia phòng, chống tham nhũng đến năm 2020 và kế hoạch thực hiện Công ước Liên hợp quốc về chống tham nhũng trên địa bàn TP. Đáng chú ý, suốt từ 2009 đến tháng 6.2020 (tổng cộng hơn 10 năm), nhưng qua công tác tự kiểm tra nội bộ chưa phát hiện và xử lý trường hợp nào tham nhũng.
Nói là chưa phát hiện trường hợp tham nhũng nào, nhưng qua thanh tra, phát hiện sai phạm trên 3.597 tỷ đồng, kiến nghị thu hồi nộp ngân sách nhà nước trên 2.380 tỷ đồng, kiến nghị khác trên 1.185 tỷ đồng, từ 523 tập thể và 579 cá nhân bị xử lý hành chính.
Nói tự kiểm tra không phát hiện, nhưng kết quả điều tra, truy tố, xét xử các vụ án tham nhũng, Công an TP đã thụ lý điều tra: 256 vụ/627 bị can (trong đó, khởi tố: 240 vụ/610 bị can). Đã giải quyết: 221 vụ/601 bị can (Đình chỉ điều tra: 9 vụ/13 bị can; Tạm đình chỉ điều tra: 6 vụ/10 bị can; Kết thúc điều tra, chuyên Viện Kiểm sát đề nghị truy tố: 206 vụ/578 bị can). Hiện đang điều tra 35 vụ/26 bị can.
Nhân đây, cũng cần nhắc lại một chuyện khó tin ở TP Hồ Chí Minh đó là 10 năm có... 1 trường hợp kê khai tài sản không trung thực. Tức là, cả Hà Nội và TP Hồ Chí Minh đều là những trung tâm hành chính kinh tế, xã hội của đất nước, nhưng sự phát hiện tội phạm tham nhũng chưa tương xứng. Chuyện thật mà tưởng như đùa, thật kỳ lạ!
Liên quan đến vấn đề này, ông Phạm Trọng Đạt (lúc còn đương nhiệm chức Cục trưởng Cục Phòng chống tham nhũng) từng cho rằng, Hà Nội, TP Hồ Chí Minh là trung tâm chính trị lớn, nên tham nhũng chắc chắn sẽ nhiều hơn các nơi khác, nhưng sự phát hiện chưa cân xứng. Có nhiều nguyên nhân, ví dụ như sự phát hiện còn phải dựa trên căn cứ pháp luật, nên không phải cơ quan nào cũng kết luận được. Thêm nữa, có nhiều trường hợp đưa ra tòa rồi vẫn có thể thay đổi được tội danh tham nhũng, chuyển thành tội khác.
Thực tế cho thấy, không gì qua mắt được nhân dân và sự hoài nghi của người dân không phải không có cơ sở khi tham nhũng vẫn được coi là có diễn biến phức tạp và là nguồn cơn tạo nên sự bức xúc trong nhân dân. Nhưng sự thật hiếm có tỉnh phát hiện ra hành vi tham nhũng thậm chí không phát hiện ra tham nhũng.
Trong khi, một thực tế đáng buồn là đối với tham nhũng “vặt”, tuy gọi là “vặt” nhưng lại tiềm ẩn nguy cơ đổ vỡ rất lớn. Vì thế hình ảnh tham nhũng được ví như những tổ mối khiến con đê ngàn dặm cũng bị vỡ, bị phá hủy bởi ổ mối ấy.
Nói cách khác, tham nhũng được coi như nguồn cơn của sự xói mòn lòng tin trong dân. Mà Lòng tin của nhân dân đối với Đảng bị đe dọa thì sự vững bền của chế độ là điều đáng lo ngại. Bởi lòng tin, thái độ thiện cảm của quần chúng là yếu tố quyết định sự vững bền của chế độ như nhà văn hóa lớn của dân tộc Nguyễn Trãi đã từng đúc kết: Chở thuyền là dân, lật thuyền cũng là dân.
Sự nguy hại của tham nhũng đã được nhận diện, nhưng khó có thể yên tâm khi có những tỉnh không phát hiện được tham nhũng. Những con số “như biết nói” đang phần nào phản ánh hiện thực đó là tham nhũng, tham nhũng vặt đang bị “đóng băng nguội lạnh” và rất cần một sự “tan đá”.
Đã đến lúc xem xét lại hiệu lực hiệu quả, xem xét lại công tác tự kiểm tra nội bộ. Bởi nếu 5 năm, 10 năm, 12 năm mà vẫn chưa phát hiện trường hợp tham nhũng nào, thì cần phải thay đổi về chất một “công tác” vừa yếu kém, vừa hình thức, vừa mất thời gian, vừa tốn tiền, lại làm mất niềm tin của người dân!
Điều đó đặt ra vấn đề, để trị tham nhũng có hiệu quả, trước tiên cần xây dựng đội ngũ làm công tác phòng, chống tham nhũng đủ năng lực, có phẩm chất trong sáng, kiên quyết loại khỏi bộ máy của Đảng và Nhà nước những cán bộ hư hỏng, tham nhũng.
Có thể bạn quan tâm
17:00, 14/04/2021
09:50, 03/04/2021
05:00, 27/03/2021
13:00, 26/03/2021
11:01, 25/03/2021
19:00, 23/02/2021
10:58, 01/02/2021
06:00, 27/01/2021
06:00, 15/01/2021
18:42, 12/01/2021
04:50, 23/12/2020
18:20, 12/12/2020
05:00, 25/11/2020