Ngân hàng Nhà nước vừa công bố trong 2,5 tháng qua, 16 ngân hàng thương mại cổ phần theo cam kết giảm lãi suất vay hỗ trợ khách hàng vượt dịch, đã giảm lãi khoảng 12.236 tỷ đồng.
Cụ thể, tổng số tiền lãi giảm lũy kế từ 15/7/2021 đến 30/9/2021 của 16 ngân hàng là khoảng 12.236 tỷ đồng, đạt 59,36% so với cam kết. Chi tiết kết quả của từng ngân hàng như sau:
Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Việt Nam: tổng số tiền lãi đã giảm cho khách hàng là 4.885 tỷ đồng; với tổng giá trị nợ được giảm lãi suất là gần 1,27 triệu tỷ đồng cho trên 3,18 triệu khách hàng.
Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam: tổng số tiền lãi đã giảm cho khách hàng là 1.975 tỷ đồng; với tổng giá trị nợ được giảm lãi suất là trên 1,07 triệu tỷ đồng cho 239.384 khách hàng.
Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam: tổng số tiền lãi đã giảm cho khách hàng là 1.901 tỷ đồng; với tổng giá trị nợ được giảm lãi suất là trên 1,08 triệu tỷ đồng cho 365.429 khách hàng.
Ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam: tổng số tiền lãi đã giảm cho khách hàng là 1.417 tỷ đồng; với tổng giá trị nợ được giảm lãi suất là trên 1,22 triệu tỷ đồng cho 533.392 khách hàng.
Ngân hàng TMCP Quân đội: tổng số tiền lãi đã giảm cho khách hàng là 602 tỷ đồng; với tổng giá trị nợ được giảm lãi suất là 109.124 tỷ đồng cho 104.036 khách hàng.
Ngân hàng TMCP Sài Gòn – Hà Nội: tổng số tiền lãi đã giảm cho khách hàng là 244 tỷ đồng; với tổng giá trị nợ được giảm lãi suất là 129.898 tỷ đồng cho 32.098 khách hàng.
Ngân hàng TMCP Kỹ thương: tổng số tiền lãi đã giảm cho khách hàng là 243 tỷ đồng; với tổng giá trị nợ được giảm lãi suất là 62.455 tỷ đồng cho 1.417 khách hàng.
Ngân hàng TMCP Á Châu: tổng số tiền lãi đã giảm cho khách hàng là 203 tỷ đồng; với tổng giá trị nợ được giảm lãi suất là 150.566 tỷ đồng cho 93.975 khách hàng.
Ngân hàng TMCP Việt Nam Thịnh vượng: tổng số tiền lãi đã giảm cho khách hàng là 224 tỷ đồng; với tổng giá trị nợ được giảm lãi suất là 144.509 tỷ đồng cho 232.357 khách hàng.
Ngân hàng TMCP Tiên Phong: tổng số tiền lãi đã giảm cho khách hàng là 123 tỷ đồng; với tổng giá trị nợ được giảm lãi suất là 17.667 tỷ đồng cho 14.042 khách hàng.
Ngân hàng TMCP Sài Gòn Thương tín: tổng số tiền lãi đã giảm cho khách hàng là 121 tỷ đồng; với tổng giá trị nợ được giảm lãi suất là 79.782 tỷ đồng cho 55.077 khách hàng.
Ngân hàng TMCP Phát triển thành phố Hồ Chí Minh: tổng số tiền lãi đã giảm cho khách hàng là 97 tỷ đồng; với tổng giá trị nợ được giảm lãi suất là 40.744 tỷ đồng cho 12.710 khách hàng.
Ngân hàng TMCP Hàng Hải: tổng số tiền lãi đã giảm cho khách hàng là 93,5 tỷ đồng; với tổng giá trị nợ được giảm lãi suất là 38.130 tỷ đồng cho 3.269 khách hàng.
Ngân hàng TMCP Bưu điện Liên Việt: tổng số tiền lãi đã giảm cho khách hàng là 62 tỷ đồng; với tổng giá trị nợ được giảm lãi suất là 40.867 tỷ đồng cho 6.201 khách hàng.
Ngân hàng TMCP Đông Nam Á: tổng số tiền lãi đã giảm cho khách hàng là 33 tỷ đồng; với tổng giá trị nợ được giảm lãi suất là 24.662 tỷ đồng cho 4.989 khách hàng.
Ngân hàng TMCP Quốc tế: tổng số tiền lãi đã giảm cho khách hàng là 12 tỷ đồng; với tổng giá trị nợ được giảm lãi suất là 9.596 tỷ đồng cho 7.134 khách hàng.
Trước đó, tính đến 30/9/2021, Ngân hàng Nhà nước công bố các TCTD đã cho vay mới lãi suất thấp hơn so với trước dịch với doanh số lũy kế từ 23/01/2020 đạt trên 5,2 triệu tỷ đồng cho 800.000 khách hàng; Miễn, giảm, hạ lãi suất cho khoảng 1,7 triệu khách hàng bị ảnh hưởng bởi dịch với dư nợ gần 2,5 triệu tỷ đồng.
Lũy kế từ 23/01/2020 cuối tháng 9/2021, tổng số tiền lãi TCTD đã miễn, giảm, hạ cho khách hàng khoảng 27.000 tỷ đồng. Riêng 16 ngân hàng thương mại (chiếm 75% tổng dư nợ nền kinh tế) đã thực hiện có kết quả việc giảm lãi suất cho vay cho khách hàng theo cam kết với Hiệp hội ngân hàng, tổng số tiền lãi đã giảm lũy kế từ 15/7/2021 đến cuối tháng 9/2021 là 11.813 tỷ đồng, đạt 57,31% so với cam kết. Như vậy số liệu theo báo cáo cập nhật mới có tăng thêm khoảng 421 tỷ đồng tương đương thêm 2,06% trong tổng tiền lãi vay mà 16 TCTD đã thực thi giảm lãi.
Theo ông Nguyễn Quốc Hùng, Tổng Thư ký Hiệp hội Ngân hàng Việt Nam, thời gian qua, các TCTD đã rất nỗ lực để hỗ trợ doanh nghiệp. "Các hoạt động hỗ trợ hiện nay ngành ngân hàng đang làm, bản chất là doanh nghiệp hỗ trợ cho doanh nghiệp, giảm lãi giảm phí”, ông Hùng nhận định tại Diễn đàn "Hỗ trợ giảm chi phí cho doanh nghiệp phục hồi sản xuất, kinh doanh” do Diễn Đàn Doanh Nghiệp tổ chức mới đây.
Đồng thời ông nhận định, dư địa của các tổ chức tín dụng hiện đã hết hoặc còn rất nhỏ. Thực tế người dân gửi tiền vào ngân hàng đang có sự sụt giảm. Có thể thấy người dân sẽ đầu tư vào các kênh khác và các tổ chức tín dụng sẽ khó khăn trong huy động vốn.
“Trong khi đó, các tổ chức tín dụng phải cơ cấu nợ, giảm lãi vay, giảm phí cho các doanh nghiệp… vòng quay đồng tiền khó khăn hơn, tính thanh khoản của các tổ chức tín dụng cũng bị ảnh hưởng nếu không linh hoạt. Vì vậy nếu tiếp tục giảm lãi suất cho vay thì phải đi cùng giảm lãi suất huy động. Nhưng nếu giảm lãi suất huy động thì ảnh hưởng tới tính thanh khoản … các tổ chức tín dụng đã hết dư địa, hoặc còn rất nhỏ", ông cho biết.
Có thể bạn quan tâm
GIẢM CHI PHÍ ĐỂ DOANH NGHIỆP PHỤC HỒI: Đề xuất hoãn, giảm thuế cho khối xuất khẩu
09:05, 28/10/2021
GIẢM CHI PHÍ ĐỂ DOANH NGHIỆP PHỤC HỒI: Chính sách tài khoá hỗ trợ doanh nghiệp còn hạn chế
09:00, 28/10/2021
GIẢM CHI PHÍ ĐỂ DOANH NGHIỆP PHỤC HỒI: Còn gánh nặng thủ tục quản lý, kiểm tra chuyên ngành!
06:36, 28/10/2021
GIẢM CHI PHÍ ĐỂ DOANH NGHIỆP PHỤC HỒI: Đề xuất "nới" điều kiện giảm thuế TNDN 30%
04:00, 28/10/2021
GIẢM CHI PHÍ ĐỂ DOANH NGHIỆP PHỤC HỒI: Không để nền kinh tế "lỡ nhịp"!
18:59, 27/10/2021