Sau 2 tháng, các ngân hàng trên địa bàn TP. HCM đã giải ngân 51.754 tỷ đồng cho 15.390 khách hàng, so với quy mô gói tín dụng số tiền giải ngân chiếm 10,2%.
>>> Ngã ngũ vụ nợ thẻ tín dụng Eximbank, chuyên gia lưu ý người dùng
Để hỗ trợ doanh nghiệp có hiệu quả, ngành ngân hàng TP. Hồ Chí Minh đã tổ chức triển khai thực hiện các giải pháp và chương trình hành động cụ thể nhằm phát huy vai trò chính sách và thực hiện nhiệm vụ hỗ trợ doanh nghiệp trên địa bàn Thành phố theo chỉ đạo của Ngân hàng Nhà nước Trung ương. Trong đó, các TCTD trên địa bàn đăng ký gói tín dụng ưu đãi ( với tiêu chí về giảm lãi suất cho vay; về cơ cấu lại nợ giữ nguyên nhóm nợ; về cho vay lãi suất thấp; tăng hạn mức tín dụng…). Với quy mô gói đạt 509.864 tỷ đồng, gói tín dụng này được giải ngân thông qua chương trình kết nối ngân hàng - doanh nghiệp và gắn với các hoạt động hỗ trợ doanh nghiệp. Đến nay, sau 2 tháng đã giải ngân đạt: 51.754 tỷ đồng cho 15.390 khách hàng, so với quy mô gói tín dụng số tiền giải ngân chiếm 10,2%.
Kết quả này là tích cực và cần tiếp tục phát huy, tiếp tục tổ chức thực hiện tốt:
Thứ nhất, mang lại hiệu quả kép. Việc giải ngân tốt gói tín dụng này, không chỉ đảm bảo chính sách tiền tệ tín dụng của NHNN được thực thi mà còn mang lại kết quả trực tiếp, thực tế trong hoạt động hỗ trợ cho doanh nghiệp. Trong 2 tháng qua, đã có hơn 15 nghìn khách hàng, doanh nghiệp trên địa bàn tiếp cận gói tín dụng này được giảm lãi suất cho vay, cơ cấu lại nợ giữ nguyên nhóm nợ, tiếp cận được nguồn vốn lãi suất thấp…để phục vụ hoạt động sản xuất kinh doanh, từ đó có thêm cơ hội tăng trưởng và phát triển.
Thứ hai, tạo hiệu ứng tích cực. Các gói tín dụng nói chung và gói tín dụng của chương trình kết nối ngân hàng - doanh nghiệp nói riêng luôn phát huy được hiệu quả, bởi các yếu tố ưu đãi và hiệu quả. Hai yếu tố này tạo sự khác biệt khi gói tín dụng được tổ chức thực hiện tốt, bởi lẽ đã giải ngân cho vay được là doanh nghiệp được thụ hưởng. Chẳng hạn, thực tiễn triển khai gói tín dụng 30.000 tỷ đồng cho vay lâm sản, thủy sản cho thấy tính hiệu quả được phát huy cao, giải ngân tốt và được doanh nghiệp, hợp tác xã và hộ kinh doanh lĩnh vực hoạt động này đánh giá rất cao, bên cạnh đó tốc độ tăng trưởng tốt và tích cực của lĩnh vực lâm sản, thủy sản cũng là yếu tố tác động và phát huy tính thời điểm và kịp thời của gói tín dụng này. Đến nay, doanh số giải ngân gói tín dụng này trên đia bàn Thành phố đạt 2.004 tỷ đồng, với tổng dư nợ đạt 1.719 tỷ đồng cho 1.317 khách hàng vay vốn. Lãi suất cho vay thấp hơn thị trường từ 1,5 - 2% đã góp phần mang lại lợi ích trực tiếp cho khách hàng vay, nhờ giảm chi phí vay vốn, hơn thế nữa không chỉ góp phần tháo gỡ khó khăn cho lĩnh vực lâm sản, thủy sản mà còn thúc đẩy lĩnh vực này tăng trưởng tích cực.
>>> Tiếp tục rút bớt tiền lưu thông, hướng đến giảm lạm phát
Thứ ba, thông qua chương trình kết nối ngân hàng doanh nghiệp, nhiều gói tín dụng cụ thể và linh hoạt được triển khai. Riêng hệ thống Ngân hàng Nông nghiệp Phát triển Nông thôn trên địa bàn TP. Hồ Chí Minh đã và đang triển khai các gói tín dụng ưu đãi đạt kết quả rất ấn tượng gắn liền với các gói chương trình dành cho lĩnh vực nông nghiệp, nông thôn cụ thể. Trong đó, ngoài các gói tín dụng cho vay nhà ở xã hội; cho vay lâm sản thủy sản, có gói cho vay đầu tư phát triển sản phẩm OCOP, với lãi suất cho vay thấp hơn 2% so với lãi suất cho vay thông thường. Đây là gói tín dụng được kỳ vọng phát huy hiệu quả, là cơ sở nền tảng để mở rộng và tăng trưởng tín dụng an toàn, bền vững. Theo đó, tại hội nghị kết nối ngân hàng - doanh nghiệp được tổ chức tại huyện Củ Chi vừa qua, đã có gần 400 khách hàng là doanh nghiệp, hợp tác xã và hộ kinh doanh hoạt động trong lĩnh vực nông nghiệp, nông thôn và nông dân được vay vốn với lãi suất ưu đãi, tổng doanh số cho vay đạt hơn 1.700 tỷ đồng sẽ có tác động tích và hỗ trợ khách hàng mở rộng và phát triển hoạt động sản xuất kinh doanh trên địa TP. Hồ Chí Minh nói chung và huyện Củ Chi nói riêng.
Với ý nghĩa thiết thực đó, các TCTD trên địa bàn cần tiếp tục tham gia tích cực chương trình kết nối ngân hàng - doanh nghiệp, không chỉ hỗ trợ và tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp; mà còn thu hút khách hàng qua công tác truyền thông và bằng hành động cụ thể để giải ngân các gói tín dụng ưu đãi, qua đó đưa cơ chế chính sách đi vào thực tiễn có hiệu quả, đồng thời thực hiện tốt nhiệm vụ thúc đẩy tăng trưởng kinh tế.
Có thể bạn quan tâm
TP HCM muốn tăng tốc khởi công “siêu cảng” Cần Giờ
15:44, 11/03/2024
TP HCM: Loạt biệt thự "chục tỷ đồng" vẫn chiếm phần lớn thị trường
20:40, 06/03/2024
TP HCM "đặt hàng" doanh nghiệp, xúc tiến hàng Việt Nam chất lượng cao
15:43, 01/03/2024
Trường Đại học Công Thương TP HCM: Hành trình tạo cơ hội và kết nối các startup với nhà đầu tư
08:34, 01/03/2024