Doanh nghiệp đau đầu về những "chiếc ghế trống"

Diendandoanhnghiep.vn 72% CEO lo lắng công việc của họ sẽ không tồn tại trước những thách thức phía trước.

>>Giải quyết khó khăn cho doanh nghiệp xuất nhập khẩu

Năm 2022 được dự báo sẽ là một trong những năm khó khăn để điều hành công ty - thậm chí còn khó hơn năm 2020 khi những ca nhiễm Covid-19 đầu tiên xuất hiện.

Nguyên nhân được chỉ ra là vì các giám đốc đang phải đối mặt với rất nhiều yếu tố không chắc chắn, bao gồm khó khăn trong chuỗi cung ứng, sự gián đoạn kéo dài do đại dịch, thiếu hụt lao động, lạm phát, lương tăng cao, nhu cầu về đãi ngộ tăng vọt và tính linh hoạt trong công việc - tất cả đang đẩy cao chi phí vận hành cũng như sự phức tạp trong cơ cấu tổ chức. Bên cạnh đó, làn sóng nghỉ việc và kinh doanh riêng đang tăng cao - càng làm trầm trọng thêm vấn đề nhân sự.

Lisa Shalett, Giám đốc điều hành của Morgan Stanley Wealth Management, cho biết: “Sau hai năm được trả lương cao khi làm việc tại nhà và chứng kiến cổ phiếu của công ty tăng giá, 2022 sẽ là một năm khó khăn với các CEO.”

Ted Bililies, giám đốc điều hành tại AlixPartners cho biết: “Các giám đốc đang vật lộn để tìm lời giải, đặc biệt là xung quanh những thách thức về lực lượng lao động.”

Làn sóng từ chức lớn đang buộc các công ty phải tăng lương và tăng cường phúc lợi để cố gắng thu hút nhân tài. Mỹ có khoảng 11 triệu việc làm đang mở, nhưng số đơn ứng tuyển không thể lấp đầy những chiếc ghế còn trống.

Mức lương trung bình ngành công nghệ thông tin ở Mỹ đã tăng 7% từ năm 2020 đến năm 2021, theo Wired. Và một số công ty đang thúc đẩy việc trả lương mạnh mẽ hơn: Amazon vừa tăng mức trả cơ bản tối đa lên 350.000 USD, từ 160.000 USD. Bililies cho biết các ngành công nghiệp kém thu hút hơn như sản xuất và ô tô phải đối diện với khó khăn còn lớn hơn nhiều.

Nhiều công ty, đặc biệt là những công ty lớn, đã tìm cách xoay sở bằng cách đưa một phần chi phí đó vào chi tiêu của khách hàng. Biên lợi nhuận năm 2021 ở mức cao trong lịch sử. Và ngay cả khi việc kinh doanh ngày càng khó khăn hơn, nhiều CEO được trả hàng triệu USD để giải quyết căng thẳng này.

Tuy nhiên, các doanh nghiệp nhỏ hơn phải đối mặt với những thách thức khác nhau. Không phải lúc nào họ cũng có đủ nguồn lực để tăng lương - các trung tâm chăm sóc trẻ em, vốn đã hoạt động với lợi nhuận mỏng, đang vật lộn để tìm những người sẵn sàng làm việc mà không quá đòi hỏi về lương.

 >>Chủ tịch Quốc hội: “Khó khăn của doanh nghiệp là khó khăn của chúng tôi”

Vắc-xin và các vấn đề liên quan đến đại dịch có thể làm căng thẳng vấn đề, đặc biệt là với các công ty tổ chức sự kiện khi những yêu cầu phòng dịch có thể không tạo điều kiện thuận lợi cho các chương trình quay trở lại. Ngoài ra, các vấn đề về lạm phát và chuỗi cung ứng đang làm tăng chi phí kinh doanh, bất kể cách thức tổ chức lực lượng lao động đang thay đổi.

Theo nghiên cứu mà Shalett công bố vào đầu tuần này, sự thay đổi hằng năm về chi phí của các công ty trên S&P 500 là 13,4%, mức cao nhất trong một thập kỷ qua. Giám đốc điều hành Heineken Dolf van den Brink cho biết: “Trong 24 năm kinh doanh, tôi chưa bao giờ thấy bất cứ điều gì giống như vậy. Chúng tôi đang phải đối mặt với sự gia tăng chi phí điên cuồng."

Các công ty cũng nhận ra rằng họ sẽ phải điều hướng công việc từ xa và tổ chức mô hình làm việc kết hợp ngay cả sau đại dịch. Điều đó có nghĩa là các nhà điều hành phải tìm ra những cách mới để quản lý nhóm và tập hợp nhân viên.

61% nhân viên làm việc từ xa nói rằng họ đang làm việc ở nhà vì họ chọn không vào văn phòng, trong khi chỉ 38% nói rằng họ không ở nơi làm việc vì nó đóng cửa hoặc không sẵn sàng để mở cửa, theo một báo cáo mới của Pew Research. Vì vậy, các CEO đang nỗ lực để mang về những chuyên gia tài năng, những người có thể đưa ra giải pháp về mô hình làm việc mới. Nguồn nhân lực đăng tuyển trên Indeed tăng 133% so với tháng 2/2020.

Nhưng “các giám đốc nhân sự đang mệt mỏi”, theo Lars Schmidt, người sáng lập Amplify, một công ty tư vấn nhân sự. Trong hai năm qua, các công ty đã phải đối mặt với một đại dịch, một cuộc khủng hoảng kiệt quệ, đòi hỏi công bằng xã hội và công việc từ xa - và "tất cả những điều đó tập trung vào hoạt động của con người", Schmidt nói.

Do đó, nhiều giám đốc nhân sự đã nghỉ việc. Schmidt gần đây đã khảo sát 280 giám đốc tại Mỹ và 47% trong số họ đã rời bỏ công việc mà họ có vào tháng 1 năm 2020, trong đó nhiều người rời bỏ bộ phận nhân sự hoàn toàn.

Quan trọng hơn cả, 72% CEO lo lắng công việc của họ sẽ không tồn tại trước những thách thức phía trước, theo một cuộc khảo sát mà AlixPartners công bố vào cuối năm 2021. Con số đó đã tăng từ 52% của năm trước.

Đánh giá của bạn:

Mời các bạn tham gia vào group Diễn đàn Doanh nghiệp để thảo luận và cập nhật tin tức.

Bạn đang đọc bài viết Doanh nghiệp đau đầu về những "chiếc ghế trống" tại chuyên mục Doanh nghiệp của Tạp chí Diễn đàn doanh nghiệp. Liên hệ cung cấp thông tin và gửi tin bài cộng tác: email toasoan@dddn.com.vn, hotline: 0985698786,
Bình luận
Bạn còn /500 ký tự
Xếp theo: Thời gian | Số người thích
SELECT id,type,category_id,title,description,alias,image,related_layout,publish_day FROM cms_post WHERE `status` = 1 AND publish_day <= 1714764852 AND in_feed = 1 AND top_home <> 1 AND status = 1 AND publish_day <= 1714764852 ORDER BY publish_day DESC, id DESC LIMIT 0,11
1 2 3 4 5 6 7 8 9 10