27 năm mỏi mòn chờ cấp "sổ đỏ" tại TP HCM (Kỳ III): “Đáo tụng đình”… do nhập nhèm pháp lý?

Duy Long - Hương Giang 03/04/2020 12:03

Sự nhập nhèm về pháp lý đã khiến cho người dân chờ đợi suốt 27 năm vẫn không được cấp sổ đỏ, dự án nhà ở “treo vẫn hoàn treo” đã khiến cho các bên buộc phải kiện nhau ra tòa để phân định đúng sai.

Đáo tụng đình…

Như DĐDN đã thông tin trước đó, ông Ngô Mạnh Hân (địa chỉ 211A, phường Đa Kao, Quận 1, TP HCM), gửi đơn cho các cơ quan báo chí phản ánh về việc: “Trong suốt 27 năm qua ông không thể xin cấp giấy chủ quyền hợp pháp với diện tích 17.000 m2 đất tại quận Thủ Đức (TP HCM), mặc dù việc mua bán trên là hoàn toàn hợp pháp, có giấy tờ mua bán, chứng nhận của bên bán, bên mua, các giấy tờ chứng minh nguồn gốc đất hợp lệ. Thế nhưng không hiểu lý do gì, UBND quận Thủ Đức lại từ chối không cấp giấy chứng nhận QSDĐ cho ông Hân, trong khi những người lấn chiếm đất của của ông thì lại được hợp thức hóa và cấp giấy chứng nhận QSDĐ đang là vấn đề hết sức khó hiểu.

Sự nhập nhèm về pháp lý đã khiến cho người dân mỏi mòn chờ đợi suốt 27 năm vẫn không được cấp sổ đỏ; dự án nhà ở cho công nhân “treo vẫn hoàn treo”, đã khiến cho các bên kiện nhau ra tòa để phân định đúng sai.

Sự nhập nhèm về pháp lý đã khiến cho người dân mỏi mòn chờ đợi suốt 27 năm vẫn không được cấp sổ đỏ; dự án nhà ở cho công nhân “treo vẫn hoàn treo”, đã khiến cho các bên kiện nhau ra tòa để phân định đúng sai.

Đáng chú ý, sau những bức xúc của ông Hân về sự việc nêu trên, ngày 12/4/2019, tại văn bản số 2994/VPCP-V.I của Văn phòng Chính phủ truyền đạt ý kiến chỉ đạo của Phó Thủ tướng Trương Hòa Bình về việc giải quyết khiếu nại của ông Ngô Mạnh Hân, đồng thời báo cáo Thủ tướng kết quả trước ngày 01/8/2019. Thế nhưng sự việc này vẫn chìm vào quên lãng cho đến nay chưa được giải quyết.

Trước đó, ngày 11/2/1997, UBND TP.HCM có văn bản gửi Thủ tướng xin giao khu đất tại thửa 159 - 162, ấp Bình Triệu, xã Hiệp Bình Chánh, huyện Thủ Đức (nay là phường Hiệp Bình Chánh, quận Thủ Đức) cho Công ty TNHH Xây dựng và kinh doanh nhà Đông Phương, để xây dựng khu nhà ở cho cán bộ, công nhân viên Nhà máy thuốc lá Vĩnh Hội. Đến ngày 29/3/1997, Thủ tướng chấp thuận giao khu đất trên cho Công ty Đông Phương và Nhà máy thuốc lá Vĩnh Hội với tổng diện tích 44.684 m2 để đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng, nhà ở cho cán bộ - công nhân viên.

Có thể bạn quan tâm

  • 27 năm mỏi mòn chờ cấp

    27 năm mỏi mòn chờ cấp "sổ đỏ": Thủ tướng chỉ đạo giải quyết khiếu nại cho công dân!

    14:30, 17/04/2019

  • 27 năm mỏi mòn chờ cấp

    27 năm mỏi mòn chờ cấp "sổ đỏ" tại TP HCM (Kỳ II): Nhập nhèm dự án treo... dân bị “treo quyền lợi”?

    11:02, 25/03/2019

  • TP HCM: 27 năm mỏi mòn chờ cấp

    TP HCM: 27 năm mỏi mòn chờ cấp "sổ đỏ"

    11:02, 18/03/2019

Sau khi được giao đất, Nhà máy thuốc lá Vĩnh Hội cùng với Công ty Đông Phương thực hiện dự án. Tuy nhiên, liên quan tới vụ lừa đảo chiếm đoạt tài sản tại Công ty Đông Phương, ngày 17/7, Cơ quan điều tra Bộ Công an đã xác định: Giám đốc Công ty Đông Phương, Trần Văn Giao và một số cá nhân đã lợi dụng các dự án đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng, làm nhà ở cho cán bộ công nhân viên ở TP HCM để lừa đảo chiếm đoạt trên 27 tỷ đồng của hơn 800 khách hàng. Đồng thời, Trần Văn Giao (thông qua pháp nhân của Công ty Đông Phương và Công ty Hải Đăng) còn nợ khách hàng mua đất trên 70 tỷ đồng. Thời điểm này cũng là lúc hai đơn vị đang tiến hành bồi thường nên khiến cho dự án bị chậm lại và chưa thể triển khai.

Năm 2005, dự án nêu trên đã được chuyển đổi chủ đầu tư sang Công ty Thuốc lá Sài Gòn (Nhà máy thuốc lá Vĩnh Hội sáp nhập vào Nhà máy thuốc lá Sài Gòn). Đến tháng 11/2015, Công ty Thuốc lá Sài Gòn lại có công văn gửi TP đề nghị thay đổi quy hoạch và dự án sẽ xây dựng nhà ở chung cư - thương mại dịch vụ - văn phòng cao tầng. Trước những diễn biến trên, năm 2016, UBND TP.HCM tiếp tục gia hạn thêm 24 tháng để chủ đầu tư thực hiện dự án. Thế nhưng, thời gian gia hạn tới nay cũng đã quá 2 năm nhưng dự án này không triển khai và không bị thu hồi, đang là vấn đề khiến dư luận bức xúc và hết sức quan tâm

… do nhập nhèm pháp lý?

Trao đổi với phóng viên DĐDN, ông Ngô Mạnh Hân cho hay: Dự án này có dấu hiệu nhập nhèm pháp lý vì tính đến thời điểm này, dự án đã “treo” hơn 23 năm nhưng vẫn không triển khai; chưa đền bù đất cho người dân, và diện tích 17.000 m2 đất của ông vẫn chưa có hướng giải quyết.

, năm 1990, ông Võ Văn Hy đã bán 17.000m2 đất tại lô 159, 161, 162, cho ông Đào Hồng Tài với giá 22,5 cây vàng. Và năm 1992, ông Tài lại tiếp tục bán cho tôi (Ngô Mạnh Hân) với giá 556 cây vàng. Thế nhưng, năm 1996 - 1997, ông Hy (bố ông Đức), vẫn tiếp tục nhận 30 triệu đồng tiền hỗ trợ bồi thường của nhà nước trong khi không còn quyền lời gì là hết sức phi lý. Chưa dừng lại ở đó, mới đây, ông Đức (con ông Hy), lại tiếp tục có đơn và phản ánh với báo chí vì cho rằng gia đình ông bị ảnh hưởng và thiệt thòi là khó chấp nhận – ông Hân bức xúc.

Năm 1990, ông Võ Văn Hy đã bán 17.000m2 đất tại lô 159, 161, 162, cho ông Đào Hồng Tài với giá 22,5 cây vàng. Và năm 1992, ông Tài lại tiếp tục bán cho ông Ngô Mạnh Hân với giá 556 cây vàng. Thế nhưng, năm 1996 - 1997, ông Hy vẫn nhận 30 triệu đồng tiền hỗ trợ bồi thường của nhà nước trong khi không còn quyền lợi gì tại khu đất. Chưa dừng lại ở đó, mới đây, ông Đức (con ông Hy), lại tiếp tục có đơn và phản ánh với báo chí vì cho rằng gia đình ông bị ảnh hưởng và thiệt thòi.

Cũng theo ông Hân, dự án kéo dài và không thể triển khai thực hiện một phần do liên tục thay đổi chủ đầu tư, một phần do một số người đã được đền bù từ thời điểm đó, thậm chí không còn quyền lợi gì, nhưng nay thấy giá trị đất lên cao đã nảy lòng tham mang đơn đi kiện cáo, khiến sự việc càng thêm rắc rối. 

Theo ông Hân, đáng chú ý là sau khi một số hộ dân khiếu kiện về vấn đề này, ngày 10/3/2020, ông Võ Văn Hoan - Phó chủ tịch UBND TP.HCM đã có kết luận chỉ đạo hai vấn đề liên quan sau cuộc họp về dự án này với sự tham gia của các sở, ban ngành TP.

Theo đó, về khiếu nại của các hộ dân, ông Hoan giao Công ty Thuốc lá Sài Gòn có trách nhiệm thỏa thuận với các hộ dân để chấm dứt khiếu nại. Đồng thời, làm việc với các hộ dân để thống nhất phương án bồi thường, hỗ trợ hoặc hoán đổi đất theo như cam kết của công ty; thời gian thực hiện là 30 ngày. Trong khi đơn của ông đã gửi cho UBND TP.HCM và đã được Thủ tướng chỉ đạo, yêu cầu UBND TP.HCM giải quyết cho ông cách đây 01 năm nhưng tới nay vẫn dậm chân tại chỗ là hết sức khó hiểu.

ông Ngô Mạnh Hân, cho hay: Dự án này có dấu hiệu nhập nhèm pháp lý vì tính đến thời điểm này, dự án đã “treo” hơn 23 năm nhưng vẫn không triển khai, chưa đền bù đất cho người dân, và diện tích 17.000 m2 đất của ông vẫn chưa có hướng giải quyết là hết sức vô lý.

Theo ông Ngô Mạnh Hân, "Dự án này có dấu hiệu nhập nhèm pháp lý vì tính đến thời điểm này, dự án đã “treo” hơn 23 năm nhưng vẫn không triển khai, chưa đền bù đất cho người dân, và diện tích 17.000 m2 đất của tôi vẫn chưa có hướng giải quyết là hết sức vô lý".

"Hiện tôi đã gửi đơn khởi kiện UBND quận Thủ Đức ra tòa và vụ việc đang được Tòa án Nhân dân TP.HCM thụ lý. Tuy nhiên, sau nhiều lần Tòa án gửi giấy mời cho đại diện ủy quyền của UBND quận Thủ Đức, nhưng đơn vị này vẫn đang tìm cách vắng mặt là coi thường pháp luật" – ông Hân nói.

Ngày 11/2/1997, UBND TP.HCM có văn bản gửi Thủ tướng xin giao khu đất tại thửa 159 - 162, ấp Bình Triệu, xã Hiệp Bình Chánh, huyện Thủ Đức (nay là phường Hiệp Bình Chánh, quận Thủ Đức) cho Công ty TNHH Xây dựng và kinh doanh nhà Đông Phương, để xây dựng khu nhà ở cho cán bộ, công nhân viên Nhà máy thuốc lá Vĩnh Hội.

Ngày 29/3/1997, Thủ tướng chấp thuận giao khu đất trên cho Công ty Đông Phương và Nhà máy thuốc lá Vĩnh Hội với tổng diện tích 44.684 m2 để đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng, nhà ở cho cán bộ - công nhân viên.

Năm 2005, dự án nêu trên đã được chuyển đổi chủ đầu tư sang Công ty Thuốc lá Sài Gòn (Nhà máy thuốc lá Vĩnh Hội sáp nhập vào Nhà máy thuốc lá Sài Gòn).

Tháng 11/2015, Công ty Thuốc lá Sài Gòn lại có công văn gửi TP đề nghị thay đổi quy hoạch và dự án sẽ xây dựng nhà ở chung cư - thương mại dịch vụ - văn phòng cao tầng.

Năm 2016, UBND TP.HCM tiếp tục gia hạn thêm 24 tháng để chủ đầu tư thực hiện dự án.

Tính đến thời điểm hiện tại, thời gian gia hạn tới nay cũng đã quá 2 năm nhưng dự án này không thể triển khai.

(0) Bình luận
Nổi bật
Mới nhất
27 năm mỏi mòn chờ cấp "sổ đỏ" tại TP HCM (Kỳ III): “Đáo tụng đình”… do nhập nhèm pháp lý?
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO