Hoàn thiện thể chế pháp luật về xây dựng; Tập trung cho công tác quy hoạch, quản lý phát triển đô thị; Đẩy mạnh công tác quản lý phát triển nhà ở, thị trường bất động sản,
nhất là nhà ở xã hội là 3 khâu đột phá chiến lược của ngành Xây dựng năm 2022.
>>> Bước tiến cải cách thủ tục ngành xây dựng
Trong bối cảnh ảnh hưởng của đại dịch COVID-19, với những nỗ lực của toàn ngành, năm 2021, Bộ Xây dựng đã phối hợp thực hiện linh hoạt, hiệu quả “mục tiêu kép” của Chính phủ vừa phục hồi và phát triển kinh tế- xã hội trong trạng thái bình thường mới. Kịp thời đề xuất các cơ chế, chính sách để tháo gỡ khó khăn cho người dân, doanh nghiệp.
Cụ thể, ngành Xây dựng đã bãi bỏ 3 ngành, nghề kinh doanh có điều kiện (tương ứng với 16 điều kiện đầu tư kinh doanh); cắt giảm, đơn giản hóa 59/172 điều kiện đầu tư kinh doanh đối với 9 ngành, nghề đầu tư kinh doanh có điều kiện, đạt 34,3% trong lĩnh vực hoạt động xây dựng, vật liệu xây dựng.
Có thể bạn quan tâm |
Cắt giảm, đơn giản hóa 14 thủ tục hành chính; cắt giảm yêu cầu, điều kiện đối với một số đối tượng khi thực hiện hoạt động xây dựng trong 3 ngành, nghề đầu tư kinh doanh có điều kiện. Đồng thời, đã thực hiện phân cấp thẩm quyền thẩm định Báo cáo nghiên cứu khả thi đầu tư xây dựng, thẩm định thiết kế xây dựng triển khai sau thiết kế cơ sở, kiểm tra công tác nghiệm thu đưa công trình vào sử dụng thông qua điều chỉnh quy mô, phân cấp công trình xây dựng.
Trong năm 2021 tỷ lệ đô thị hóa toàn quốc đạt 40,5%; tỷ lệ dân cư khu vực thành thị được cung cấp nước sạch qua hệ thống cấp nước tập trung đạt 90,8%, tăng 0,8% so với năm 2020. Tỷ lệ thất thoát thất thu nước sạch giảm còn 17,8%, giảm 0,2% so với năm 2020), tỷ lệ tổng lượng nước thải được thu gom đạt 15%, tăng 1% so với năm 2020.
Năm 2022, ngành xây dựng phấn đấu đạt tốc độ tăng trưởng giá trị sản xuất xây dựng ước 4,96-5,56%; Diện tích nhà ở bình quân cả nước phấn đấu đạt 25,5 m2/người; Tỷ lệ đô thị hóa toàn quốc đạt 41,5-42%...
Năm 2022 sẽ tiếp tục có thuận lợi nhưng khó khăn, thách thức đặt ra cho ngành Xây dựng là rất lớn. Toàn ngành tập trung thực hiện 3 khâu đột phá: Một là: Hoàn thiện thể chế pháp luật về xây dựng để tăng cường công tác quản lý nhà nước đồng thời tạo môi trường thuận lợi, thông thoáng, phân cấp mạnh cho địa phương.
Triển khai thực hiện có hiệu quả Quyết định số 1963/QĐ-TTg ngày 22/11/2021 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Phương án cắt giảm, đơn giản hóa quy định liên quan đến hoạt động kinh doanh thuộc phạm vi chức năng, nhiệm vụ quản lý nhà nước của Bộ Xây dựng trong năm 2021 và năm 2022. Trước mắt, sớm hoàn thiện và trình Chính phủ ngay trong tháng 12 Nghị định sửa các Nghị định trong các lĩnh vực của ngành Xây dựng để tháo gỡ ngay các điểm nghẽn, gây cản trở sự phát triển của Ngành.
Hai là: Tập trung cho công tác quy hoạch, quản lý phát triển đô thị. Nâng cao chất lượng công tác lập Quy hoạch đảm bảo tầm nhìn, dự báo và tính khả thi. Kiểm soát chặt chẽ công tác thẩm định quy hoạch, điều chỉnh quy hoạch; Tăng cường kiểm tra, hướng dẫn, chấn chỉnh địa phương về công tác quy hoạch.
Thực hiện có hiệu quả Đề án phát triển đô thị thông minh bền vững Việt Nam giai đoạn 2018-2025 và định hướng đến năm 2030; Đề án Phát triển các đô thị Việt Nam ứng phó biến đổi khí hậu. Phối hợp với một số địa phương có điều kiện phù hợp để thí điểm xây dựng một số đô thị thông minh kiểu mẫu, là tiền đề tổng kết, đánh giá và nhân rộng.
Ba là: Đẩy mạnh công tác quản lý phát triển nhà ở, thị trường bất động sản; nhất là tập trung phát triển nhà ở xã hội, nhà cho phân khúc thu nhập thấp, thu nhập trung bình. Thực hiện cải tạo, xây dựng lại chung cư cũ, tăng cường quản lý đảm bảo thị trường bất động sản phát triển ổn định, bền vững.
Xây dựng kế hoạch triển khai và đôn đốc các Bộ ngành, địa phương tập trung triển khai có hiệu quả Chiến lược phát triển nhà ở quốc gia đến năm 2030 ngay sau khi được Chính phủ phê duyệt. Tập trung xây dựng chính sách, tháo gỡ khó khăn để phát triển nhà ở xã hội, nhà ở cho phân khúc thu nhập thấp và trung bình; khắc phục việc mất cân đối cơ cấu sản phẩm nhà ở.
Theo dõi chặt chẽ việc triển khai Nghị định 69/2021/NĐ-CP ngày 15/7/2021 của Chính phủ về cải tạo, xây dựng lại nhà chung cư cũ tại các địa phương để kịp thời hướng dẫn, tháo gỡ các vướng mắc phát sinh trong thực tiễn, phấn đấu năm 2022 khởi công một số dự án xây dựng lại chung cư cũ, đặc biệt tại Hà Nội và thành phố Hồ Chí Minh.
Thường xuyên bám sát diễn biến thị trường Bất động sản để có giải pháp kịp thời xử lý các biến động tiêu cực của thị trường, đảm bảo thị trường bất động sản phát triển ổn định, lành mạnh.
Có thể bạn quan tâm
Cải cách hành chính 2021: Điểm sáng tích cực của ngành xây dựng
04:10, 31/01/2022
Triển vọng ngành xây dựng năm 2022: Lạc quan trong thận trọng
11:20, 26/01/2022
Thời cơ của cách mạng chuyển đổi số ngành xây dựng bất động sản
20:17, 29/12/2021
8 nhiệm vụ trọng tâm ngành xây dựng trong năm 2022
14:00, 18/12/2021
Bước tiến cải cách thủ tục ngành xây dựng
12:30, 07/12/2021