3 kiến nghị giúp ngành da giày vượt qua thách thức lạm phát

Diendandoanhnghiep.vn Những tháng tới, xuất khẩu da giày của Việt Nam sẽ gặp nhiều khó khăn hơn.

>>>Thúc đẩy sản xuất và tiêu dùng bền vững cho ngành da giày Việt Nam

Thách thức tồn kho

Theo Hiệp hội Da giày túi xách Việt Nam, những tháng đầu năm 2022, ngành da giày có sự hồi phục ấn tượng. Đây là một trong những ngành xuất khẩu chủ lực của Việt Nam, giữ vững vị thế đứng thứ hai về xuất khẩu sang Trung Quốc, đứng thứ 3 về sản xuất sau Trung Quốc và Ấn Độ. Trong 7  tháng đầu năm nay, ngành da giày tăng trưởng 13%, đạt trên 14 tỷ USD, vượt kế hoạch đề ra.

Mức tăng trưởng này là tăng đều các thị trường trọng điểm như thị trường Bắc Mỹ tăng trưởng 24%; thị trường EU tăng 17,5%... Đáng nói, các thị trường trên cũng là các thị trường có Hiệp định thương mại tự do (FTA) với Việt Nam. “Ngành da giày đã phát huy rất hiệu quả lợi thế mà các FTA mang lại để đảm bảo tăng trưởng, vượt qua thách thức do tác động dịch bệnh Covid-19” - bà Phan Thị Thanh Xuân, Phó Chủ tịch kiêm Tổng thư ký Hiệp hội Da giày túi xách Việt Nam đánh giá.

Sản phẩm giầy

Sản phẩm giầy "made in Vietnam" có vị thế tốt trên thị trường thế giới

Tuy nhiên, những tháng cuối năm 2022, dự báo xuất khẩu của ngành da giày không được lạc quan bởi với ngành xuất khẩu chủ đạo thì những bất lợi của tình hình kinh tế thế giới chắc chắn sẽ tác động. Đặc biệt, các thị trường xuất khẩu chính của da giày là EU, Mỹ đều đang chịu lạm phát gia tăng khiến thị trường tiêu dùng sụt giảm, ảnh hưởng đến sức muachung.

“Gián đoạn chuỗi cung ứng làm cho hàng hoá tồn kho, không tiêu thụ được. Theo đánh giá của chúng tôi, đây là vấn đề mà ngành da giày đang đối mặt khi tồn kho khá lớn, đồng thời ảnh hưởng đến đơn hàng.
Hiện, các doanh nghiệp da giày gần như suy giảm đơn hàng từ nay đến quý 1 năm 2023. Tuy nhiên, với lợi thế của các FTA, khi tổng cầu của thế giới giảm nhưng các đơn hàng dịch chuyển cho Việt Nam sẽ vẫn được duy trì tốt như giai đoạn chúng ta chống dịch Covid-19 tốt thì các đơn hàng suy giảm không đáng kể” - bà Phan Thị Thanh Xuân cho biết thêm.

>>>“Vực” ngành dệt may, da giày sau “bão” dịch

>>>Việt Nam kêu gọi doanh nghiệp Italia đầu tư vào dệt may, da giày

Thích ứng trên sân chơi lớn

Cùng với những khó khăn khách quan và khó tránh khỏi do tình hình kinh tế thế giới tác động, ngành da giày cũng đang từng bước khắc phục những khó khăn nội tại, đáp ứng yêu cầu của FTA hướng tới phát triển bền vững.

Theo phân tích của Phó Chủ tịch kiêm Tổng thư ký Hiệp hội Da giày túi xách Việt Nam, khi thực hiện các cam kết FTA, các hàng rào thuế quan được dỡ bỏ nhưng các hàng rào phi thuế quan sẽ được dựng lên. Với ngành da giày và một số ngành công nghiệp khác, thách thức lớn nhất là những quy định về môi trường, lao động với các yêu cầu rất ngặt nghèo, khắt khe.
Đặc biệt, các quy định này được luật hoá, buộc doanh nghiệp phải tuân thủ để có thể tham gia sân chơi toàn cầu. Chẳng hạn như Đức đưa ra các đạo luật mới về thẩm định trách nhiệm của các chuỗi cung ứng; EU áp dụng việc đánh thuế đối với phát thải khí CO2 trên mỗi đơn vị sản phẩm.

“Không có cách nào khác, các doanh nghiệp phải nắm bắt thông tin, có sự chuẩn bị, có chiến lược hoạt động phù hợp. Theo tôi, với doanh nghiệp vừa và nhỏ, đây là khó khăn nhất” - bà Phan Thị Thanh Xuân nhấn mạnh.

Chiến lược phát triển nguồn nhân lực giúp ngành da giày sản xuất sản phẩm có chất lượng và giá trị kinh tế cao

Chiến lược phát triển nguồn nhân lực giúp ngành da giày sản xuất sản phẩm có chất lượng và giá trị kinh tế cao

Từ thực tế trên, Hiệp hội Da giày túi xách Việt Nam đã nêu 3 kiến nghị với các doanh nghiệp trong ngành và cơ quan quản lý để giải quyết và ứng phó với các thách thức.

Thứ nhất, các doanh nghiệp sản xuất không nên tập trung một số thị trường, cần đa dạng hoá từ nguồn cung cho đến các thị trường xuất khẩu. Với các hoạt động xúc tiến thị trường được triển khai, Hiệp hội hy vọng sẽ hỗ trợ doanh nghiệp tiếp cận nhiều thị trường hơn và có thể nhập khẩu nguyên liệu từ các thị trường khác khi chung ta gặp một số khó khăn do các tác động của tình hình thế giới.

Thứ hai, có chiến lược phát triển nguồn nhân lực. Hiện, ngành da giày mới chỉ sản xuất được các dòng sản phẩm có chất lượng ở mức trung bình của thế giới. Nếu muốn có sản phẩm giá trị gia tăng cao phải tiến tới sản xuất được sản phẩm chất lượng cao hơn nữa để nâng cao giá trị, từ đó mới thu được lợi nhuận tốt hơn. Để làm được điều này, chúng ta phải nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, kỹ năng, tay nghề của lao động thông qua việc triển khai hiệu quả chiến lược đào tạo nghề. Đặc biệt, cần áp dụng các quy định, yêu về chứng chỉ đối với lao động tham gia trong lĩnh da giày.

Thứ ba, cần tập trung phát triển dòng nguyên phụ liệu hướng tới phát triển bền vững, như môi trường xanh, sạch để bắt kịp với xu hướng của thế giới, vừa đảm bảo ổn định cho ngành sản xuất, vừa gia tăng cơ hội tiếp cận chuỗi cung ứng một cách bền vững. Đồng thời, Hiệp hội mong muốn Chiến lược phát triển ngành dệt may, da giày đang được soạn thảo sẽ sớm được phê duyệt, qua đó có hướng dẫn cụ thể cho các doanh nghiệp hai ngành xây dựng kế hoạch phát triển sản xuất, kinh doanh phù hợp trong giai đoạn tới đây.

 

 

 

Đánh giá của bạn:

Mời các bạn tham gia vào group Diễn đàn Doanh nghiệp để thảo luận và cập nhật tin tức.

Bạn đang đọc bài viết 3 kiến nghị giúp ngành da giày vượt qua thách thức lạm phát tại chuyên mục Doanh nghiệp của Tạp chí Diễn đàn doanh nghiệp. Liên hệ cung cấp thông tin và gửi tin bài cộng tác: email toasoan@dddn.com.vn, hotline: 0985698786,
Bình luận
Bạn còn /500 ký tự
Xếp theo: Thời gian | Số người thích
SELECT id,type,category_id,title,description,alias,image,related_layout,publish_day FROM cms_post WHERE `status` = 1 AND publish_day <= 1713902790 AND in_feed = 1 AND top_home <> 1 AND status = 1 AND publish_day <= 1713902790 ORDER BY publish_day DESC, id DESC LIMIT 0,11
1 2 3 4 5 6 7 8 9 10