3 vấn đề “tiến thoái lưỡng nan” của EU trong năm 2024

TRƯỜNG ĐẶNG 03/01/2024 04:00

Chuyển đổi xanh, đảm bảo an ninh kinh tế và "thắt lưng buộc bụng" chi tiêu công là ba vấn đề khó có thể đi cùng nhau, nhưng Liên minh châu Âu (EU) đang cần làm cùng lúc cả ba việc này.

EU đang phải đối mặt với những khó khăn khi phải cùng lúc thực hiện nhiều mục tiêu

EU đang phải đối mặt với những khó khăn khi phải cùng lúc thực hiện nhiều mục tiêu

>>Xung đột Trung Đông phủ "bóng đen" hành lang kinh tế Ấn Độ - châu Âu

Mặc dù là một trong những bên nhiệt tình nhất trong theo đuổi tiến trình chuyển đổi xanh, EU đang vấp phải những rào cản lớn. Chuyển đổi xanh là một ưu tiên, nhưng đảm bảo an ninh kinh tế và kỷ luật tài chính cũng là những công việc cấp bách mà EU phải thực hiện. Đáng tiếc là, ba vấn đề này khó có thể song hành cùng nhau, như các chuyên gia nhận định.

Áp lực chuyển đổi xanh

Miguel Otero-Iglesias, nhà phân tích cao cấp tại Viện Hoàng gia Elcano ở Tây Ban Nha, thừa nhận quá trình chuyển đổi xanh là một điều cần thiết tuyệt đối cả ở cấp độ châu Âu và toàn cầu. Việc tăng tốc tiến trình đó hoàn toàn hợp lý nếu nhìn vào sự thay đổi của khí hậu hiện nay. Theo Ban cố vấn khoa học về biến đổi khí hậu của EU mới thành lập, để đạt được mục tiêu Net Zero vào 2050, lượng khí thải cần phải giảm tới 95% từ nay đến năm 2040.

Vấn đề ở chỗ quá trình chuyển đổi tương đối nhanh như vậy sẽ phải trả giá. Theo vị chuyên gia này, nếu phân phối không công bằng, các điều chỉnh kinh tế vĩ mô có thể dẫn đến tình trạng bất ổn xã hội hoặc chính trị.

Theo đuổi chuyển đổi xanh trong khi gia tăng chính sách bảo hộ đang được cho là điều mà EU đang tiến hành

Theo đuổi chuyển đổi xanh trong khi gia tăng chính sách bảo hộ đang được cho là điều mà EU đang tiến hành

Đặc biệt, EU cần cẩn trọng với điều này khi bước sang 2024 – thời điểm diễn ra các cuộc bầu cử Nghị viện quan trọng. Các đảng cực hữu đang đạt được những bước tiến theo các khảo sát gần đây. Các đảng này đã chỉ trích gay gắt Thỏa thuận Xanh mới, cho rằng tham vọng xanh của khối là đi quá xa và làm suy yếu khả năng cạnh tranh của các doanh nghiệp châu Âu so với Hoa Kỳ và Trung Quốc.

Đảm bảo an ninh kinh tế

Thế nhưng, đầu tư vào chuyển đổi xanh đòi hỏi không chỉ một nguồn vốn khổng lồ, mà còn là sự hợp tác giữa các quốc gia hàng đầu trong chuỗi cung ứng các ngành năng lượng tái tạo, hay xe điện.

Mục tiêu đó mâu thuẫn với xu hướng tăng cường an ninh kinh tế của EU trong bối cảnh cạnh tranh địa chính trị giữa các cường quốc hiện nay. Những diễn biến gần đây, như cuộc chiến Nga – Ukraine, thái độ của Trung Quốc hay khả năng ông Donald Trump tái đắc cử, đặt ra nhu cầu cấp bách cho các nhà hoạch định ở châu Âu phải giảm rủi ro và tái bảo hiểm.

Tính bảo hộ ngày càng tăng được thể hiện qua những lời kêu gọi của EU và các thành viên về việc “bảo vệ và phát huy” năng lực công nghiệp của châu lục. Điều này, theo ông Otero-Iglesias là nhu cầu đầu tư công nhiều hơn nữa để đạt được an ninh kinh tế trong các lĩnh vực năng lượng, công nghệ, y tế và cung cấp thực phẩm. Quân sự cũng đang được đề nghị đầu tư nhiều hơn dù gây nhiều tranh cãi.

>>Bỏ hàng triệu USD thu hồi carbon, châu Âu loay hoay tìm kho chứa

"Nhu cầu này cũng không phải là rẻ, cho dù EU theo đuổi chính sách công nghiệp mới theo chiều ngang - tập trung vào việc hoàn thiện thị trường chung và cải thiện nguồn nhân lực và vật chất của EU - hay theo chiều dọc, với các khoản đầu tư tập trung tăng sản xuất chất bán dẫn, điện toán lượng tử, nhân tạo trí tuệ và công nghệ sinh học”, ông Otero-Iglesias nhận xét.

Đồng thời nhiều trụ cột kinh tế của châu Âu đang đòi hỏi EU phải nhanh chóng

Nhiều trụ cột kinh tế của châu Âu như Đức đang đòi hỏi EU phải nhanh chóng "phanh nợ"

Kỷ luật tài chính

Khó khăn chưa phải là hết, khi các nước thành viên EU đang phải đàm phán lại các quy tắc tài chính trước một tương lai đầy rẫy khó khăn.

Gần đây, Đức – nền kinh tế lớn nhất châu Âu – đã phải chật vật với vấn đề tài chính sau khi phán quyết của Tòa án Hiến pháp đe dọa cắt đứt nguồn tài trợ chuyển đổi xanh của nước này. Nền kinh tế đã trải qua một năm suy thoái khiến các cuộc tranh luận về cắt giảm ngân sách công ngày càng thu hút sự quan tâm.

Next Generation EU được xem là giải pháp khả thi nhất cho việc theo đuổi các mục tiêu này. Tuy nhiên, khoản nợ phát hành để triển khai sáng kiến sẽ cần phải được chứng minh là hiệu quả và hoàn trả trong thời gian sớm nhất.

Mới đây vào ngày 20/12/2023, cuộc cải cách thứ tư các quy tắc tài chính của EU, gọi là Hiệp ước Ổn định và Tăng trưởng, bước đầu được các nước trụ cột là Pháp và Đức đồng thuận. Đây là thỏa thuận nhằm củng cố giá trị đồng tiền chung và hạn chế các chính phủ thành viên vay mượn, tránh tái lập các cuộc khủng hoảng tài chính như từng xảy ra ở Hy Lạp, Tây Ban Nha, Italy và Bồ Đào Nha.

Hiệp ước này đặt ra giới hạn thâm hụt ngân sách hàng năm và tổng nợ công của các chính phủ không vượt quá lần lượt là 3% GDP và 60% GDP. Hiện tại, hầu hết các thành viên EU, bao gồm cả Đức, đang vượt xa mục tiêu nợ công 60% GDP sau khi chi tiêu mạnh tay trong đại dịch và hỗ trợ Ukraine trong cuộc xung đột năm ngoái.

Có thể bạn quan tâm

  • Pháp - Đức: Hai thái cực đối lập của châu Âu trong 2023

    Pháp - Đức: Hai thái cực đối lập của châu Âu trong 2023

    04:00, 27/12/2023

  • Mục tiêu phát thải ròng của châu Âu có nguy cơ

    Mục tiêu phát thải ròng của châu Âu có nguy cơ "đổ bể"

    04:00, 17/12/2023

  • "Hé lộ" bức tranh kinh tế châu Âu năm 2024

    04:00, 16/12/2023

  • Các đồng minh châu Âu đang mất kiên nhẫn với Ukraine?

    Các đồng minh châu Âu đang mất kiên nhẫn với Ukraine?

    03:00, 15/12/2023

  • Mạng lưới Đổi mới sáng tạo Việt Nam

    Mạng lưới Đổi mới sáng tạo Việt Nam "mở khóa" trí thức người Việt tại châu Âu

    14:07, 12/12/2023

(0) Bình luận
Nổi bật
Mới nhất
3 vấn đề “tiến thoái lưỡng nan” của EU trong năm 2024
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO