4 thách thức lớn của ngành công nghiệp Dược Việt Nam

ĐÌNH ĐẠI 06/07/2022 02:33

Theo TS Tạ Mạnh Hùng, mục tiêu đến năm 2045, ngành công nghiệp dược sẽ đóng góp 20 tỷ USD vào GDP của Việt Nam. Tuy nhiên, ngành dược Việt Nam cũng đang đối diện với nhiều thách thức.

>>>Ngành Dược Việt Nam phát triển vẫn chưa đạt được kỳ vọng

Hội nghị kết nối doanh nghiệp Việt Nam - Ấn Độ trong lĩnh vực Dược phẩm và Y tế do VCCI-HCM phối hợp với Tổng Lãnh sự quán Ấn Độ tại TP.HCM và Hội đồng Xuất khẩu Dược phẩm Ấn Độ tổ chức - Ảnh: Đình Đại.

Hội nghị kết nối doanh nghiệp Việt Nam - Ấn Độ trong lĩnh vực Dược phẩm và Y tế do VCCI-HCM phối hợp với Tổng Lãnh sự quán Ấn Độ tại TP.HCM và Hội đồng Xuất khẩu Dược phẩm Ấn Độ tổ chức - Ảnh: Đình Đại.

Phát biểu tham luận tại Hội nghị kết nối doanh nghiệp Việt Nam - Ấn Độ trong lĩnh vực Dược phẩm và Y tế, TS. Tạ Mạnh Hùng – Phó Cục trưởng Cục Quản lý dược, Bộ Y tế cho biết, Việt Nam đặt mục tiêu tổng quát xây dựng ngành công nghiệp dược đạt được mức độ 4 theo phân loại của Tổ chức Y tế thế giới và có giá trị thị trường nằm trong TOP 3 của ASEAN.

Cụ thể, mục tiêu đến năm 2025, thuốc trong nước sẽ đạt 75% số lượng sử dụng và 60% giá trị thị trường; Nguồn dược liệu trong nước tăng ít nhất là 10% so với năm 2020. Mục tiêu đến năm 2030, thuốc trong nước đạt 80% số lượng sử dụng và 70% giá trị thị trường, chuyển giao công nghệ và có thể sản xuất ít nhất là 100 thuốc phát minh. Đến năm 2045, tổng ngành công nghiệp dược đóng góp vào GDP khoảng 20 tỷ USD.

Để thực hiện mục tiêu trên, TS. Tạ Mạnh Hùng cho biết, Cục quản lý Dược, Bộ Y tế đã ban hành rất nhiều thông tư, hướng dẫn nhằm giúp lĩnh vực này phát triển. Trong năm 2021, Bộ Y tế cũng đã trình Chính phủ việc sửa đổi Luật Dược cũng như sửa đổi nhiều văn bản liên quan đến các Thông tư, hướng dẫn để giúp thông thoáng hơn trong việc đăng ký thuốc, tạo điều kiện cho các doanh nghiệp phát triển, đồng thời thu hút đầu tư nước ngoài vào ngành dược của Việt Nam.

TS. Tạ Mạnh Hùng – Phó Cục trưởng Cục Quản lý dược, Bộ Y tế phát biểu tại Hội nghị - Ảnh: Đình Đại.

TS. Tạ Mạnh Hùng – Phó Cục trưởng Cục Quản lý dược, Bộ Y tế phát biểu tại Hội nghị - Ảnh: Đình Đại.

“Hiện nay, trong nước có 253 cơ sở sản xuất thuốc đạt tiêu chuẩn GMP của Tổ chức Y tế thế giới. Trong số này có 69 nhà máy sản xuất thuốc Đông dược, sản xuất tân dược là 131 cơ sở và 14 cơ sở sản xuất vắc xin, chưa có cơ sở nào sản xuất sinh phẩm. Ngoài ra, Việt Nam cũng có 17 nhà máy đạt các tiêu chuẩn khác như: Úc GMP, Nhật Bản GMP và EU GMP”, TS. Tạ Mạnh Hùng thông tin.

Mặc dù vây, TS. Tạ Mạnh Hùng cũng chi ra 4 thách thức lớn mà ngành công nghiệp dược Việt Nam đang phải đối diện, cự thể:

Thứ nhất, đối với ngành công nghiệp dược bào chế chủ yếu áp dụng các tiêu chuẩn của WHO GMP cho các dây truyền sản xuất thuốc có hàm lượng dược phẩm công nghệ không cao. Các đơn vị sản xuất trong nước chủ yếu tập trung vào chất lượng thuốc đối với các tiêu chuẩn chất lượng hóa lý, hóa học bào chế, chưa chú ý nhiều đến việc đánh giá hiệu quả điều trị của thuốc. Rất nhiều loại thuốc đưa vào chương trình thuốc thiết yếu, thuốc do bảo hiểm y tế chi trả cũng chưa có sự phân tích về chi phí hiệu quả kinh tế một cách hợp lý.

Thừ hai, chưa chú trọng đầu tư phát triển các nhóm sản phẩm mới, các sản phẩm có hàm lượng khoa học công nghệ cao. Các loại thuốc mới, vắc xin và sinh phẩm hiện nay còn rất hiếm, phần lớn phải nhập khẩu. Công suất sử dụng thiết bị, nhà xưởng còn thấp, gây lãng phí chi phí đầu tư.

Doanh nghiệp 2 nước Việt Nam - Ấn Độ tham gia hoạt động kết nối B2B - Ảnh: Đình Đại.

Doanh nghiệp 2 nước Việt Nam - Ấn Độ tham gia hoạt động kết nối B2B - Ảnh: Đình Đại.

Thứ ba, nguồn nguyên liệu sản xuất thuốc chủ yếu là nhập khẩu (khoảng 90%) từ nước ngoài. Trong đó, chủ yếu là nhập khẩu từ Trung Quốc và Ần Độ, có rất ít nhà sản xuất trong nước sản xuất được nguyên liệu phục vụ cho sản xuất dược phẩm. Hiện nay, các doanh nghiệp trong nước chủ yếu chỉ mới sản xuất được một số loại tá dược, nguyên liệu hóa dược vô cơ và một số ít các chất chiết từ dược liệu.

Đối với vắc xin và sinh phẩm, hiện nay trong nước có 4 đơn vị sản xuất và cung cấp các loại vắc xin, nhưng cũng chỉ mới sản xuất được 11 loại vắc xin phục vụ cho Chương trình tiêm chủng mở rộng, toàn bộ các loại vắc xin dịch vụ đều phải nhập khẩu.

Thứ tư, đối với hoạt động nghiên cứu thử nghiệm, hiện vẫn chưa có cơ sở làm dịch vụ nghiên cứu, kiểm nghiệm, phân tích chuyên sâu hỗ trợ cho các doanh nghiệp. Năng lực cũng như trang thiết bị tại các Trung tâm nghiên cứu, kiểm nghiệm tại các địa phương vẫn còn nhiều hạn chế, chủ yếu mới chỉ phân tích được một số chỉ tiêu chất lượng đơn giản.

Có thể bạn quan tâm

  • Ngành Dược Việt Nam phát triển vẫn chưa đạt được kỳ vọng

    Ngành Dược Việt Nam phát triển vẫn chưa đạt được kỳ vọng

    11:12, 05/07/2022

  • “Dư địa” phát triển ngành dược ở Việt Nam rất lớn

    “Dư địa” phát triển ngành dược ở Việt Nam rất lớn

    00:37, 29/06/2022

  • Triển vọng tăng trưởng của ngành dược nửa cuối năm 2022

    Triển vọng tăng trưởng của ngành dược nửa cuối năm 2022

    04:30, 09/06/2022

  • Traphaco lần thứ 2 liên tiếp là ông ty Đông dược uy tín nhất ngành Dược Việt Nam

    Traphaco lần thứ 2 liên tiếp là ông ty Đông dược uy tín nhất ngành Dược Việt Nam

    11:01, 15/01/2022

  • Marketing từ trái tim – Chìa khóa chinh phục khách hàng ngành Dược

    Marketing từ trái tim – Chìa khóa chinh phục khách hàng ngành Dược

    17:15, 09/09/2021

(0) Bình luận
Nổi bật
Mới nhất
4 thách thức lớn của ngành công nghiệp Dược Việt Nam
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO