5 địa phương cùng làm đường vành đai 4 TP.HCM

ĐÌNH ĐẠI 29/07/2021 11:00

Bộ Giao thông Vận tải (GTVT) vừa gửi văn bản kiến nghị Thủ tướng giao UBND các địa phương làm cơ quan thẩm quyền triển khai Dự án đường Vành đai 4 TP.HCM.

Theo Bộ Giao thông vận tải, Quy hoạch chi tiết tuyến đường Vành đai 4 TP. HCM được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt tại Quyết định số 1698/QĐ-TTg ngày 28/9/2011.

Sơ đồ quy hoạch đường Vành đai 4 TP.HCM, với chiều dài toàn tuyến 198km, tổng vốn đầu tư gần 100.000 tỷ đồng.

Sơ đồ quy hoạch đường Vành đai 4 TP.HCM, với chiều dài toàn tuyến 198km, tổng vốn đầu tư gần 100.000 tỷ đồng.

Đường Vành đai 4 TP.HCM được quy hoạch đi qua 5 tỉnh thành gồm: TP.HCM, Bà Rịa - Vũng Tàu, Đồng Nai, Bình Dương, Long An. Chiều dài toàn tuyến là 198km, tổng vốn đầu tư gần 100.000 tỷ đồng. Bộ GTVT đề xuất giao dự án này về các địa phương thực hiện.

Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố tổ chức quản lý quỹ đất và triển khai những dự án thành phần có đủ điều kiện, chủ động kêu gọi, huy động các nguồn vốn để đầu tư xây dựng, trong đó ưu tiên khai thác quỹ đất.

Sau gần 10 năm phê duyệt, đến nay, tỉnh Bình Dương đã đầu tư được 21 km bằng nguồn ngân sách địa phương, tỉnh Long An đang triển khai khoảng 25 km. Ban Quản lý dự án Mỹ Thuận (Bộ GTVT) đã hoàn thiện Báo cáo nghiên cứu tiền khả thi đoạn Bến Lức - Hiệp Phước, đang đợi Bộ phê duyệt. Các đoạn còn lại chưa được nghiên cứu.

Trước đó, Chính phủ đã thống nhất giao Bộ GTVT chủ trì, phối hợp với các địa phương liên quan xác định dự án thành phần, và giao UBND các địa phương là cơ quan Nhà nước có thẩm quyền triển khai thực hiện theo phương thức đối tác công – tư (PPP). Tới nay, UBND các địa phương đã có văn bản thống nhất triển khai.

Cụ thể, UBND tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu là cơ quan có thẩm quyền triển khai thực hiện đoạn Phú Mỹ - Bàu Cạn , chiều dài khoảng 18km.

UBND tỉnh Đồng Nai là cơ quan có thẩm quyền triển khai thực hiện đoạn Bàu Cạn - cầu Thủ Biên, không bao gồm cầu Thủ Biên, chiều dài khoảng 45km.

UBND tỉnh Bình Dương là cơ quan có thẩm quyền triển khai thực hiện đoạn cầu Thủ Biên - Sông Sài Gòn, gồm cầu Thủ Biên và không bao gồm cầu vượt sông Sài Gòn, chiều dài khoảng 49km.

UBND TP. HCM là cơ quan có thẩm quyền triển khai thực hiện đoạn cầu qua sông Sài Gòn - kênh Thầy Cai, gồm cầu vượt sông Sài Gòn, chiều dài khoảng 17km.

UBND tỉnh Long An là cơ quan có thẩm quyền triển khai thực hiện đoạn kênh Thầy Cai - Hiệp Phước, gồm cả đoạn qua khu vực Hiệp Phước thuộc địa phận TP. HCM, chiều dài khoảng 71km.

Dường Vành đai 4 TP.HCM đoạn Bến lức - Hiệp Phước.

Dường Vành đai 4 TP.HCM đoạn Bến lức - Hiệp Phước.

Để tạo điều kiện cho các địa phương chủ động nghiên cứu, sớm triển khai các dự án thành phần của tuyến đường Vành đai 4 TP.HCM, Bộ GTVT đề nghị Thủ tướng giao cơ quan có thẩm quyền triển khai các dự án thành phần như trên.

Vào hồi tháng 5 vừa qua, UBND TP.HCM đã có văn bản kiến nghị Bộ GTVT đẩy nhanh đầu tư dự án đường Vành đai 4 TP.HCM. Cụ thể, kiến nghị Bộ GTVT chủ trì nghiên cứu các nội dung liên quan về đường Vành đai 4, lên phương án tổng thể, phân kỳ đầu tư, quy mô, hình thức đầu tư, phương án kết nối với các tuyến giao thông chính trong vùng.

Đồng thời, Bộ GTVT phối hợp Bộ Kế hoạch và Đầu tư, các bộ, ngành liên quan nghiên cứu cơ chế hỗ trợ một phần vốn từ ngân sách Trung ương giai đoạn 2021 - 2025 cho tuyến đường này. Và phối hợp cùng Uỷ ban nhân dân các tỉnh, thành phố có liên quan nghiên cứu hình thức đầu tư cho phù hợp.

Sau khi hoàn thành đường Vành đai 4 TP.HCM, cùng với dự án đường Vành đai 3 (đang kêu gọi đầu tư), đường cao tốc Bến Lức - Long Thành đưa vào khai thác sẽ tạo sự đồng bộ kết nối giao thông liên hoàn từ miền Tây vào TP.HCM và các tỉnh lân cận. Do đó tuyến đường này có vai trò tiếp nhận và giải tỏa lưu lượng giao thông hạn chế tình trạng ùn tắc giao thông trên các tuyến đường nội đô TP.HCM.

Ngoài ra, đường Vành đai 4 TP.HCM cũng sẽ tạo điều kiện thuận lợi kết nối kết nối khu vực Tây Nam bộ với khu vực miền Đông Nam bộ với khu cảng Hiệp Phước, cảng Long An góp phần thúc đẩy lưu thông hàng hóa, tạo điều kiện phát triển dịch vụ cảng. Bên cạnh đó, tuyến đường này cũng giúp gia tăng giá trị của thị trường bất động sản của các địa phương nơi có tuyến đường chạy qua.

Có thể bạn quan tâm

  • Giải bài toán đường vành đai TP.HCM: “Thừa giải pháp… thiếu thực thi”?

    Giải bài toán đường vành đai TP.HCM: “Thừa giải pháp… thiếu thực thi”?

    11:00, 24/11/2020

  • Cao tốc Bắc - Nam phía Đông sẽ cơ bản hoàn thành vào năm 2025

    Cao tốc Bắc - Nam phía Đông sẽ cơ bản hoàn thành vào năm 2025

    10:41, 24/07/2021

  • TIN NÓNG CHÍNH PHỦ: Kết luận về một số dự án đường bộ cao tốc

    TIN NÓNG CHÍNH PHỦ: Kết luận về một số dự án đường bộ cao tốc

    19:00, 16/07/2021

  • Dự án cao tốc Buôn Ma Thuột - Nha Trang là ưu tiên số 1 của Đắk Lắk

    Dự án cao tốc Buôn Ma Thuột - Nha Trang là ưu tiên số 1 của Đắk Lắk

    01:00, 01/07/2021

  • Cao tốc TP.HCM - Thủ Dầu Một - Chơn Thành được đầu tư theo hình thức PPP

    Cao tốc TP.HCM - Thủ Dầu Một - Chơn Thành được đầu tư theo hình thức PPP

    15:03, 16/06/2021

(0) Bình luận
Nổi bật
Mới nhất
5 địa phương cùng làm đường vành đai 4 TP.HCM
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO