Bà Lê Thị Kim Dung khẳng định cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 sẽ tạo ra những tác động rất lớn đến thị trường lao động.
Thông tin này được bà Lê Thị Kim Dung - Cục trưởng cục việc làm, Bộ Lao động Thương binh và xã hội khẳng định đưa ra tại Tọa đàm chuyên đề tương lai của việc làm: Việc là và vai trò của khu vực tư trong xây dựng một Việt Nam hiện đại.
Có thể bạn quan tâm
12:59, 05/07/2018
10:15, 05/07/2018
09:51, 05/07/2018
09:42, 05/07/2018
09:42, 05/07/2018
Bản chất của cách mạng công nghiệp 4.0 là dựa trên nền tảng công nghệ số và tích hợp tất cả các công nghệ thông minh để tối ưu hóa quy trình, phương thức sản xuất; nhấn mạnh những công nghệ đang và sẽ có tác động lớn nhất là công nghệ in 3D, công nghệ sinh học, công nghệ vật liệu mới, công nghệ tự động hóa, người máy...
Đồng thời, cuộc cách mạng công nghệ lần thứ tư này đang làm thay đổi cách thức sản xuất, chế tạo. Trong các “nhà máy thông minh”, các máy móc được kết nối Internet và liên kết với nhau qua một hệ thống có thể tự hình dung toàn bộ quy trình sản xuất rồi đưa ra quyết định sẽ thay thế dần các dây chuyền sản xuất trước đây.
Đánh giá về tác động của cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 đối với thị trường lao động bà Lê Thị Kim Dung khẳng định cuộc cách mạng Công nghiệp 4.0 đến thị trường lao động Việt Nam sẽ tạo ra nhiều tác động tới thị trường lao động Việt Nam.
Thứ nhất, tác động đến số lượng, chất lượng việc làm thông qua sự thay thế sức lao động bằng máy móc, rô-bốt, trí tuệ nhân tạo và ứng dụng công nghệ thông tin đối với một số ngành, nghề đang diễn ra nhanh chóng thâm nhập nơi làm việc trên thị trường lao động Việt Nam. Điều này cũng sẽ làm thay đổi bản chất của việc làm, sẽ làm một số công việc biến mất nhưng đồng thời sẽ tạo ra nhiều công việc mới
Thứ hai, tác động đến chất lượng nguồn nhân lực để đáp ứng yêu cầu cuộc CMCN 4.0.
Thứ ba, với nền tảng công nghệ số, tích hợp tất cả các thông tin về công nghệ, quy trình, phương thức sản xuất, nhu cầu về ngành, nghề, kỹ năng... và nhất là khả năng kết nối, chia sẻ trên toàn thế giới thông qua các thiết bị công nghệ... sẽ làm thay đổi cách thức kết nối giữa cung và cầu trên thị trường lao động.
Thứ tư, tác động lớn đến công tác phân tích, dự báo thông tin thị trường lao động.
Thứ năm, các nước trong khu vực đã có những chiến lược, chính sách, kế hoạch hành động trong bối cảnh cách mạng công nghiệp 4.0. Nếu Việt Nam không có những bước đi chính xác, cụ thể thì nguy cơ bị tụt hậu là điều rất dễ xẩy ra.
Có thể bạn quan tâm
14:10, 05/07/2018
10:15, 05/07/2018
09:51, 05/07/2018
09:42, 05/07/2018
09:42, 05/07/2018
09:07, 05/07/2018
08:56, 05/07/2018
08:00, 05/07/2018
19:00, 04/07/2018
Từ những tác động trên, bà Dung đề xuất các giải pháp để nâng cao chất lượng nguồn nhân lực trong bối cảnh cách mạng công nghiệp 4.0 cũng như nâng cao năng lực quản lý nguồn nhân lực và hiệu quả hoạt động của bộ máy quản lý, bà Dung đã đề xuất các giải pháp để khắc phục vấn đề này.
Thứ nhất, tăng cường công tác truyền thông, nâng cao nhận thức của toàn xã hội, các cơ quan, doanh nghiệp, người lao động về cách mạng công nghiệp 4.0 và tác động của nó đến nền kinh tế nói chung và thị trường lao động nói riêng để chuẩn bị tâm thế ứng phó với các tác động này.
Thứ hai, cần hoàn thiện pháp luật về lao động-việc làm theo hướng có chính sách hỗ trợ doanh nghiệp, người lao động thông duy trì sản xuất, đảm bảo việc làm, hỗ trợ đào tạo để thích ứng với bối cảnh mới.
Thứ ba, cần đổi mới căn bản và toàn diện giáo dục nghề nghiệp, tạo bước chuyển biến rõ nét, thực chất về chất lượng, hiệu quả giáo dục nghề nghiệp thích ứng với cách mạng công nghiệp 4.0 trong đó chú trọng theo hướng: bị để người lao động sẵn sàng đáp ứng yêu cầu việc làm cả hiện nay và sau này.
Thứ tư, cần hoàn thiện hệ thống thông tin thị trường lao động và nâng cao chất lượng dự báo thị trường lao động, đặc biệt là dự báo nhu cầu lao động của các ngành nghề phổ biến trong bối cảnh công nghiệp 4.0.