Ngoại trừ một số trường hợp sinh ra ở vạch đích, hầu hết tỷ phú đã phải "đổ mồ hôi, sôi nước mắt" để có được như ngày hôm nay. Dưới đây là 5 tỷ phú đã bắt đầu từ hai bàn tay trắng.
Tỷ phú, trong thế giới ngày nay, đồng nghĩa với sự thành công và là nguồn cảm hứng cho hàng triệu người vẫn đang trên nấc thang để đạt được những gì mà họ mong muốn. Khi nhìn vào những người giàu có, chúng ta thường bị choáng ngợp bởi khối tài sản kếch xù của họ, nhưng ít ai hiểu được để có được sự giàu có đó, họ đã phải trải qua cuộc sống ra sao.
Ngoại trừ một số trường hợp sinh ra ở vạch đích, hầu hết tỷ phú đều phải "đổ mồ hôi, sôi nước mắt" mới có được như ngày hôm nay.
Dưới đây là 5 tỷ phú đã đi lên từ hai bàn tay trắng.
Ông là người sáng lập của tập đoàn thương mại điện tử khổng lồ Trung Quốc Alibaba. Hiện ông đã sở hữu giá trị tài sản ròng là 22,8 tỷ USD. Nhưng để có sự giàu có này, ông cũng đã phải trải qua nhiều lần thất bại.
Ma nhớ lại khi KFC đến Trung Quốc, 24 người nộp đơn xin việc thì có 23 người trúng tuyển, ông là người duy nhất bị từ chối. Ma cũng bị Đại học Harvard từ chối đến 10 lần. Nhưng giờ đây, ông đang sở hữu nền tảng thương mại điện tử lớn thứ 3 trên thế giới.
Bà là giám đốc điều hành của Oprah Winfrey Network và Harpo Productions với khối tài sản ròng 2,5 tỷ USD. Tuy vậy không phải lúc nào Oprah Winfrey cũng có một cuộc sống mỹ mãn.
Bà đã từng phải trải qua những khoảng thời gian tồi tệ liên quan đến nạn phân biệt chủng tộc, nghèo đói và phân biệt giới tính. Bà hiện là hình mẫu cho nhiều người và là tiếng nói của những người nghèo khổ và áp bức.
Jan sinh ra và lớn lên ở một làng nhỏ thuộc ngoại ô Kiev, Ukraine, nơi đang diễn ra cuộc xung đột quân sự với Nga. Từ nhỏ ông đã sống với mẹ, một người phụ nữ kiếm sống bằng công việc vặt. Và ít ai biết rằng người đàn ông từng xếp hàng để chờ nhận phiếu thực phẩm sẽ trở thành tỷ phú khi bán nền tảng tin nhắn cho một trong những gã khổng lồ công nghệ lớn nhất thế giới. Jan Koum là người đồng sáng lập WhatsApp và đã bán nền tảng này cho Facebook với giá 19 tỷ USD.
Ritesh xuất thân trong một gia đình nghèo ở một thị trấn nhỏ ở Odisha (một tiểu bang của Ấn Độ). Từ khi còn là cậu bé, Ritesh đã phải kiếm sống bằng việc bán sim điện thoại. Nhưng giờ đây, Ritesh đã là ông chủ của đế chế kinh doanh trị giá 10 tỷ USD. Ritesh thành lập OYO, sở hữu chuỗi khách sạn lớn thứ 2 trên thế giới, vào năm 2013 và hiện là một trong những tỷ phú trẻ nhất của Ấn Độ.
Cha của Howard chưa bao giờ đủ tiền để mua một căn nhà. Nhưng trong một môi trường mà cả gia đình đã phải vật lộn từng ngày để kiếm ăn, chỉ trong thời gian ngắn, Howard đã vươn lên trở thành ông chủ của chuỗi cà phê nổi tiếng nhất thế giới - Starbucks. Hiện, theo Forbes, Howard sở hữu giá trị tài sản ròng là 4 tỷ USD.
Có thể bạn quan tâm