Nếu như trong tháng 9, thị trường chứng khoán chỉ có 3 yếu tố rủi ro, thì tháng 10 đã tăng thành 5 yếu tố rủi ro. Tuy nhiên xác suất tác động của các yếu tố rủi ro này với thị trường đang thấp dần.
>>>Nhìn lại biến động tỷ giá và hành động của Ngân hàng Nhà nước
Chênh lệch chính sách tiền tệ giữa Việt Nam và Mỹ, các ngân hàng trong nước dư thừa thanh khoản. Việc biên độ dao động của tỷ giá ngoài ngưỡng kiểm soát có thể khiến NHNN có thể dùng các biện pháp đặc biệt để can thiệp, trong đó lo ngại lớn nhất của chúng tôi đến từ việc chính sách tiền tệ có thể mạnh tay hơn để giảm bớt căng thẳng.
Tại thời điểm hiện nay, chúng tôi đánh giá đây là rủi ro hệ thống, các tác động tới TTCK và trạng thái rủi ro cao.
Lãi suất cao tại các quốc gia phát triển bắt đầu thẩm thấu vào thị trường tác động tương đối xấu nền kinh tế toàn cầu. Các rủi ro nhỏ hơn đối với kinh tế thế giới gồm: (1) nợ xấu, (2) tài chính bị thắt chặt dẫn đến (3) mất động lực tăng trưởng.
Đây cũng là rủi ro hệ thống, ở hiện tại xác suất rủi ro thấp, mức độ tác động đến thị trường chứng khoán (TTCK) tuy vậy cao và trạng thái rủi ro cao.
Nền kinh tế Trung Quốc vẫn cần thời gian hấp thụ các chính sách kích cầu, vì vậy số liệu kinh tế vẫn còn nhiều u ám. Bên cạnh đó, lo ngại lớn nhất đến từ việc nền kinh tế thứ hai thế giới có thể đối diện với giảm phát, một phần là hệ quả của các vấn đề bất động sản chưa được giải quyết, gây ra những rủi ro đáng lo ngại cho phần còn lại của thế giới.
Ảnh hưởng bởi Trung Quốc có thể khiến dòng tiền ngoại hối rời khỏi Việt Nam rất mạnh ở cả vốn từ các quỹ đầu tư trên TTCK lẫn các dòng tiền khác.
Với yếu tố này, là rủi ro hệ thống và tác động đến TTCK mức độ trung bình, xác suất rủi ro hiện tại rất thấp.
Lạm phát tại Mỹ
Việc CPI tăng trở lại trong tháng 9 do biến động giá năng lượng vốn đã được dự đoán từ trước nên không gây bất ngờ quá lớn cho thị trường. Nhìn chung, lạm phát vẫn còn dai dẳng và khá xa so với mức mục tiêu 2%. Tuy nhiên, cần tiếp tục theo dõi thêm trước những diễn biến vĩ mô phức tạp.
>>>NHNN hút ròng, tỷ giá chưa giảm áp lực
Rủi ro theo phân loại hệ thống nhưng ở mức trung bình. Dù vậy, cần lưu ý một số dữ liệu vĩ mô như tỷ lệ thất nghiệp/ việc làm của kinh tế Mỹ, theo báo cáo của Bộ Lao động Mỹ công bố cho thấy, số cơ hội việc làm đã bất ngờ tăng trở lại trong tháng 8/2023. Báo cáo này trái ngược với dự báo chung rằng thị trường việc làm đã hạ nhiệt và áp lực tiền lương sẽ không còn lớn như trước. Sau dữ liệu này, các nhà đầu tư trở nên lo ngại rằng Fed sẽ buộc phải duy trì chính sách tiền tệ thắt chặt. Lợi suất trái phiếu Chính phủ Mỹ kỳ hạn 10 năm đang nhanh chóng tiến gần mốc 5%, chi phí vốn dự báo tiếp tục tăng... Do đó, nhiều yếu tố vẫn sẽ chi phối yếu tố này và biến động về xác suất rủi ro có thể xảy ra.
Khối ngoại bán ròng
Bị tác động bởi nhiều nguyên nhân bên ngoài, xu hướng bán ròng đã gia tăng đáng kể trong tháng 9. Hầu hết các nước trong khu vực đều bị rút ròng bởi khối ngoại và dịch chuyển sang thị trường Trung Quốc, FIDT cho rằng thị trường có thể vẫn còn đối mặt với lực bán từ nước ngoài trong tháng 10, tuy nhiên áp lực có thể giảm bớt.
Về tổng thể, các rủi ro lớn có tác động đáng kể lên thị trường chứng khoán Việt Nam đang có xác suất thấp đi ở thời điểm hiện tại, riêng rủi ro về tỷ giá vẫn cần quan sát thêm.
Đối với yếu tố này, như chúng tôi đánh giá, khi nhà đầu tư cá nhân trở nên có vai trò rất quan trọng trong TTCK Việt Nam, thì tác động của khối ngoại với TTCK có phần lu mờ. Xác suất rủi ro này hiện tại là thấp và trạng thái rủi ro ở mức trung bình.
Triển vọng thị trường
Về quan điểm rủi ro thị trường theo hệ thống RMS, FIDT cho rằng tháng 10 sẽ tiếp tục là giai đoạn chỉ báo có biến động lớn do các yếu tố rủi ro dự báo sẽ thay đổi nhiều trong tháng.
Như đã đề cập tại phần cảnh báo rủi ro tháng 9/2023, kịch bản xấu của thị trường có thể xảy ra khi những số liệu quan trọng đối với nền kinh tế biến động mạnh, trong đó tỷ giá là nguyên nhân chính giai đoạn qua khiến NHNN phải dùng đến biện pháp đặc biệt để can thiệp, ảnh hưởng gian tiếp đến thị trường trong cuối tháng qua.
Về mặt ngắn hạn, thị trường thiếu đi các tin tức và yếu tố vĩ mô hỗ trợ, những động lực thường được đề cấp trước đó như hạ lãi suất, nâng cấp đối tác chiến lược toàn diện với Mỹ … đã phản ánh phần lớn vào thị trường, ngược lại các rủi ro về lạm phát,tỷ giá đang ngày càng gia tăng.
Trung và dài hạn: Xét về chu kỳ kinh tế thì Việt Nam vẫn đang trong giai đoạn phục hồi (Early Recovery) nên xu hướng trung hạn của thị trường là vẫn đi lên. Tuy nhiên, lịch sử cho thấy khi phục hồi về vùng định giá trung bình (P/E VN-Index 10 năm), thị trường dễ xảy ra nhiều đợt điều chỉnh mạnh. Chúng tôi duy trì quan điểm thị trường chứng khoán vẫn đang ở giai đoạn tốt để đầu tư giải ngân cho trung và dài hạn.
Trong tháng 10, với ưu tiên kiểm soát rủi ro hiện hữu ngắn hạn nhưng vẫn lạc quan với vĩ mô Việt Nam trong trung, dài hạn. chúng tôi khuyến nghị nhà đầu tư có thể thực hiện mua thăm dò, tích lũy cổ phiếu trong giai đoạn thị trường đã giảm về vùng tương đối hấp dẫn. Chúng tôi cho rằng xu hướng thị trường trong tháng 10 sẽ đi ngang và phân hóa sẽ rõ ràng đối với những ngành có câu chuyện như Bất động sản Khu công nghiệp và Xuất nhập khẩu.
Có thể bạn quan tâm
Tỷ giá, chứng khoán và xu hướng của nhà đầu tư
13:00, 04/10/2023
Động lực nào cho thị trường chứng khoán Việt Nam “cất cánh”?
05:00, 04/10/2023
Vietcap hợp tác BVBank triển khai ưu đãi Diamond VIP cho nhà đầu tư chứng khoán
16:15, 02/10/2023
Cổ phiếu chứng khoán sẽ dẫn đầu đà tăng trưởng trong quý 3/2023
05:25, 02/10/2023