Kinh tế số

5G - Hạ tầng số “đường cao tốc” cốt lõi của nền kinh tế số

Diễm Hương 03/12/2024 20:23

Trong bối cảnh toàn cầu hóa và cuộc đua công nghệ số, nhiều quốc gia trên Thế giới đã triển khai và tận dụng sức mạnh của 5G để thúc đẩy công nghiệp và xã hội số.

Ngày 27/11/2024, ội thảo “5G - Hạ tầng số cốt lõi của chuyển đổi số” Viettel Solutions)
Tại hội thảo “5G - Hạ tầng số cốt lõi của chuyển đổi số” các chuyên gia đến từ Viettel, ZTE, NTT Data Vietnam...chia sẻ trong việc ứng dụng 5G vào các lĩnh vực như tự động hóa, quản trị thông minh...

Theo báo cáo của Hiệp hội viễn thông toàn cầu (GSMA), 5G sẽ mang lại lợi ích cho nền kinh tế toàn cầu hơn 930 tỷ $ vào năm 2030 trong đó tập trung vào một số nhóm ngành chính như Sản xuất công nghiệp (36%), Hành chính công (15%), Dịch vụ (10%), Công nghệ thông tin và truyền thông (9%), Tài chính (8%),…

Vai trò quan trong xây dựng và phát triển hạ tầng số.

Tại Việt Nam, triển khai 5G là một trong những nhiệm vụ trọng tâm của “Chương trình Chuyển đổi số quốc gia đến năm 2025, định hướng đến năm 2030” được Chính phủ đề ra. Việc xây dựng và phát triển hạ tầng số là tất yếu, đóng vai trò rất quan trọng thúc đẩy sự sự phát triển chính phủ số, kinh tế số, xã hội số. Trong đó, các nhà mạng lớn như: Viettel, VinaPhone và MobiFone tích cực triển khai hạ tầng và chuẩn bị cho việc thương mại hóa công nghệ này trên cả nước. Mạng 5G hứa hẹn sẽ mang lại nhiều lợi ích đột phá, không chỉ đối với người tiêu dùng mà còn góp phần thúc đẩy sự phát triển của nền kinh tế số và chuyển đổi số quốc gia.

Đặc biệt, Viettel là đơn vị đầu tiên thương mại hoá 5G trong tháng 10/2024. Sau 15 ngày khai trương, mạng 5G Viettel đã có 3 triệu người dùng trên tổng số khoảng 10 triệu thiết bị hỗ trợ 5G tại Việt Nam với vùng phủ 100% các thủ phủ 63/63 tỉnh/thành phố và 100% các khu công nghiệp, khu du lịch, cảng biển,… giúp hiện thực hoá chiến lược phát triển hạ tầng số của Chính phủ và đưa Việt Nam bắt kịp các nước đi đầu về 5G trên Thế giới.

Thực tế, hiện nay Tập đoàn Viettel sở hữu hạ tầng số lớn nhất bao gồm hạ tầng viễn thông, hạ tầng truyền dẫn và cáp quang biển, hạ tầng data center/cloud và ứng dụng các giải pháp bảo mật đáng tin cậy, có thể triển khai dịch vụ đảm bảo an toàn thông tin cấp độ 4 (cấp độ cao nhất tại Việt Nam).

Tại hội thảo “5G - Hạ tầng số cốt lõi của chuyển đổi số” các chuyên gia đến từ Viettel, ZTE, NTT Data Vietnam và cơ quan chính quyền, tổ chức, doanh nghiệp tại các tỉnh phía Bắc đã quy tụ, cùng chia sẻ kiến thức, kinh nghiệm và câu chuyện về hạ tầng 5G - trụ cột của nền kinh tế số cùng sức mạnh khai phóng tiềm năng số từ hệ sinh thái 5G2B cho các lĩnh vực trọng yếu quốc gia. Mang tới hội thảo chia sẻ tổng quan về 5G thúc đẩy chuyển đối số các ngành, Đại diện ZTE đã giới thiệu các chính sách phát triển hạ tầng số và ứng dụng 5G trên thế giới và mô hình triển khai của Trung Quốc. Cụ thể, đây là cơ hội để Viettel và các tập đoàn công nghệ cũng như tổ chức, doanh nghiệp cùng trao đổi về sức mạnh khai phóng tiềm năng số của 5G và các casestudy ứng dụng 5G trên thế giới và là cơ hội để chia sẻ mong muốn của doanh nghiệp với các lãnh đạo sở/ngành tại các địa phương.

Hướng đến giúp các doanh nghiệp khai phóng năng lực sản xuất, NTT Data Việt Nam đã đưa ra các cơ sở hạ tầng, giải pháp tích hợp mang lại sự bứt phá trong kinh doanh, chia sẻ ứng dụng GenAI trong sản xuất thông minh để thu thập tiếng nói của khách hàng, gia tăng trải nghiệm…

Ứng dụng trong lĩnh vực trọng yếu quốc gia.

Việc đi đầu trong thương mại hóa 5G và sẵn sàng một hệ sinh thái 5G2B (5G to Business) dành riêng cho các doanh nghiệp, tổ chức, Viettel Solutions tập trung đi sâu phân tích các ứng dụng Viettel 5G2B điển hình cho lĩnh vực sản xuất như tự động hoá kiểm tra chất lượng sản phẩm, camera AI giám sát an ninh, bảo trì tiên đoán…và cảng biển cần cẩu điều khiển từ xa, xe tự hành, kiểm đếm thông minh…, cũng như giám sát đô thị thông minh.

Có thể nói 5G thực sự là cuộc cách mạng hóa kết nối và chuyển đổi. Hạ tầng 5G là hạ tầng mở cho phép Viettel cùng hợp tác, phát triển ứng dụng chuyên ngành với các công ty công nghệ, startup, tổ chức doanh nghiệp, cùng nhau nghiên cứu và tạo ra hệ sinh thái Viettel 5G2B đa dạng, linh hoạt, an toàn bảo mật (bao phủ 7 lĩnh vực trọng yếu quốc gia như sản xuất công nghiệp, thành phố thông minh, năng lượng, giao thông vận tải và logistics, nông nghiệp, y tế, giáo dục), đáp ứng nhu cầu chuyển đổi số, thúc đẩy sự phát triển chính quyền số, kinh tế số và xã hội số tại Việt Nam.

Hệ sinh thái Viettel 5G2B hứa hẹn mở ra “một cuộc sống mới” dành cho các doanh nghiệp, tổ chức tiên phong ứng dụng công nghệ số để tối ưu quản lý và tự động hóa toàn diện ở kỷ nguyên 4.0.

Việc phủ sóng 5G toàn quốc sẽ là một bước tiến quan trọng trong quá trình phát triển hạ tầng viễn thông và thúc đẩy chuyển đổi số tại Việt Nam. Với sự đầu tư mạnh mẽ từ các nhà mạng lớn như Viettel, VinaPhone và MobiFone, người dùng sẽ sớm được trải nghiệm các dịch vụ 5G với tốc độ cao, độ trễ thấp và nhiều ứng dụng mới, từ đó nâng cao chất lượng cuộc sống và thúc đẩy phát triển kinh tế số. Đưa vào ứng dụng trong lĩnh vực trọng yếu quốc gia như sản xuất công nghiệp, thành phố thông minh, năng lượng, giao thông vận tải và logistics, nông nghiệp, y tế, giáo dục.

(0) Bình luận
Nổi bật
Mới nhất
5G - Hạ tầng số “đường cao tốc” cốt lõi của nền kinh tế số
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO