6 vướng mắc của doanh nghiệp bất động sản Quảng Nam

Diendandoanhnghiep.vn Trong giai đoạn thị trường bất động sản gặp nhiều khó khăn, các doanh nghiệp lĩnh vực này đã nêu rõ những vướng mắc và kiến nghị UBND tỉnh Quảng Nam sớm có giải pháp hỗ trợ.

>>Quảng Nam lên kế hoạch gỡ vướng cho các dự án bất động sản

Mới đây, Sở Xây dựng tỉnh Quảng Nam đã chủ trì, phối hợp các Sở, ngành làm việc với một số doanh nghiệp đầu tư, kinh doanh bất động sản trên địa bàn tỉnh để nắm bắt tình hình, các khó khăn, vướng mắc để tháo gỡ, thúc đẩy phát triển thị trường.

Tại buổi làm việc có 5 doanh nghiệp gồm Công ty Cổ phần Tập đoàn Royal Capital, Công ty TNHH Xây dựng - Thương mại và Dịch vụ An Dương, Công ty Cổ phần Đầu tư Phát triển Xây dựng - Hội An, Công ty Cổ phần Đầu tư nông nghiệp Sài Gòn Thành Đạt, Công ty CP Đầu tư Phát triển đô thị Đất Quảng – Quảng Nam.

Các doanh nghiệp đã nêu rõ các vướng mắc trong quá trình thực hiện dự án:

Thứ nhất, các vướng mắc trong việc thực hiện các thủ tục pháp lý bao gồm việc giải quyết thủ tục hành chính chậm trễ theo phiếu hẹn. Trong đó, thủ tục thẩm định nhu cầu sử dụng đất đồng thời thẩm định điều kiện giao đất, cho thuê đất, cho phép chuyển mục đích sử dụng đất. Cùng với đó là thủ tục đăng ký biến động đất đai được thực thông qua dịch vụ công, nhưng thời gian xử lý, giải quyết hồ sơ vẫn chưa đúng giấy tiếp nhận hồ sơ và hẹn trả kết quả.

Nhiều dự án

Nhiều dự án "đứng bánh" vì vướng thủ tục pháp lý suốt một thời gian dài.

“Các thủ tục liên quan đến pháp lý đầu tư, cũng như các thủ tục liên quan đến đất đai, chịu ảnh hưởng mất rất nhiều thời gian, đề nghị các cơ quan chức năng cải tiến khắc phục khâu thủ tục pháp lý thuận lợi hơn để rút ngắn thời gian nhằm đẩy nhanh tiến độ thực hiện dự án, mở ra một môi trường đầu tư thông thoáng và minh bạch thu hút nhà đầu tư phát triển kinh tế xã hội, phát triển đất nước”, các doanh nghiệp kiến nghị.

Đối với dự án đầu tư vấn đề đền bù giải phóng mặt bằng (GPMB) là then chốt quyết định tiến độ của dự án và cũng để đảm bảo tốt môi trường đầu tư, không kéo theo những hiệu ứng hệ lụy đáng tiếc xảy ra. Các nhà đầu tư đề nghị Tổ công tác chỉ đạo các cơ quan chức năng cấp xã phường, cấp tỉnh và các cơ quan chuyên môn khác hỗ trợ, song hành cùng với nhà đầu tư quyết liệt hơn nữa để giải quyết những khó khăn vướng mắc trong công tác đền bù, GPMB.

Thứ hai, các dự án được giao đất nhiều đợt theo tình hình giải phóng mặt bằng. Ngày 28/4/2023, UBND tỉnh có Công văn số 2634/UBND-KTN, chỉ đạo giao đất, cho thuê đất một lần đối với toàn bộ dự án hoặc giao đất, cho thuê đất nhiều lần theo phân kỳ đầu tư của dự án được cấp thẩm quyền phê duyệt. Tất cả các dự án đầu tư xây dựng nhà ở đều không phân kỳ đầu tư.

Tại vấn đề này, hiện nay các dự án phải chờ hoàn thành giải phóng mặt bằng 100% diện tích mới được giao đất, cho thuê đất. Thực tế có nhiều dự án phải bố trí tái định cư tại chỗ, người dân phải được bố trí tái định cư trước mới đồng ý bàn giao đất. Do đó, quy định này không phù hợp thực tế. Vì vậy, doanh nghiệp đề nghị cho phép giao đất theo từng đợt để đảm bảo dự án được triển khai theo tiến độ giải phóng mặt bằng.

Thứ  ba, trước đây, tỉnh Quảng Nam cho phép nghiệm thu, cấp giấy Chứng nhận quyền sử dụng đất theo từng giai đoạn, kể cả cho phép cấp giấy chứng nhận cho người nhận chuyển nhượng quyền sử dụng đất sau khi chủ đầu tư dự án được cấp giấy chứng nhận theo Block.

Ngày 12/4/2023, UBND tỉnh có Công văn số 2179/UBND-KTN chỉ đạo “Đối với khu vực, vị trí được phép chuyển nhượng quyền sử dụng đất dưới hình thức phân lô, bán nền, sau khi thi công hoàn thành toàn bộ các công trình hạ tầng kỹ thuật, hạ tầng xã hội theo đúng quy hoạch chi tiết xây dựng 1/500 đã được phê duyệt, kết nối với hệ thống hạ tầng chung của khu vực, đảm bảo cung cấp các dịch vụ thiết yếu gồm cấp điện, cấp nước, thoát nước và hoàn thành nghĩa vụ tài chính về đất đai của dự án theo đúng quy định tại Điều 41 Nghị định số 43/2014/NĐ-CP ngày 15/5/2014 của Chính phủ (sửa đổi, bổ sung tại khoản 17 Điều 1 Nghị định số 148/2020/NĐ-CP ngày 18/12/2020); đối với khu vực, vị trí bắt buộc phải xây nhà tại quyết định của cơ quan có thẩm quyền thì ngoài việc hoàn chỉnh hạ tầng kỹ thuật, hạ tầng xã hội như trên còn phải xây dựng hoàn thành nhà ở, tối thiểu là hoàn thành xây dựng phần thô và mặt tiền ngôi nhà”.

a

Nhiều dự án đến nay vẫn chưa hoàn thành công tác giải phóng mặt bằng.

“Quy định này gây khó khăn cho nhà đầu tư trong quá trình thu hồi vốn để tiếp tục đầu tư dự án. Do đó, đối với các dự án đã được chấp thuận chủ trương đầu tư, đã được giao đất nhiều đợt, kiến nghị UBND tỉnh cho phép nghiệm thu hạ tầng kỹ thuật trên phần diện tích được giao, đảm bảo điều kiện hạ tầng kỹ thuật thiết yếu để cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất và cho phép chuyển nhượng quyền sử dụng đất để chủ đầu tư thu hồi một phần vốn, tái sản xuất kinh doanh”, đại diện các doanh nghiệp nêu kiến nghị.

Thứ tư, quy định giữ lại, chưa cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất với tỉ lệ 20% diện tích đất ở trên phần diện tích đủ điều kiện cấp Giấy chứng nhận là quá lớn, nhà đầu tư khó khăn để xoay sở vốn để triển khai dự án. Đề nghị Sở Xây dựng xem xét, báo cáo UBND tỉnh giảm tỉ lệ đất ở giữ lại, chưa cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất và điều chỉnh trong Quyết định số 2299/QĐ-UBND ngày 11/8/2021 của UBND tỉnh ban hành quy định hướng dẫn thực hiện dự án đầu tư xây dựng nhà ở trên địa bàn tỉnh Quảng Nam.

Thứ năm, thủ tục gia hạn tiến độ thực hiện dự án kéo dài. Đến nay nhiều dự án đã hết tiến độ nhưng vẫn chưa được cơ quan chức năng tỉnh tham mưu, thống nhất chủ trương cho điều chỉnh tiến độ thực hiện của dự án. Dự án chưa được gia hạn tiến độ thì không thể thực hiện các thủ tục như bổ sung kế hoạch sử dụng đất, thu hồi đất, giao đất và các thủ tục khác liên quan.

Tại đây, doanh nghiệp kiến nghị UBND tỉnh có quy trình quy định thủ tục gia hạn tiến độ trên hệ thống một cửa.

Thứ sáu, việc tiếp nhận bàn giao hạ tầng kỹ thuật của dự các dự án sau khi được nghiệm thu chưa kịp thời theo đề nghị của doanh nghiệp. Do đó, cần đôn đốc các đơn vị có liên quan tiến hành kiểm tra tiếp nhận để Công ty tiến hành làm các thủ tục pháp lý có liên quan tiếp theo.

Sau khi tiếp thu kiến nghị của các doanh nghiệp, Sở Xây dựng đã tổng hợp, báo cáo UBND tỉnh Quảng Nam xem xét hoặc báo cáo cấp thẩm quyền xem xét, tháo gỡ.

Trước đó, ông Lê Trí Thanh, Chủ tịch UBND tỉnh đã ký văn bản yêu cầu các sở ngành và địa phương thực hiện nghiêm, có hiệu quả theo chỉ đạo của Chính phủ để tháo gỡ khó khăn, vướng mắc cho các dự án bất động sản trên địa bàn. Để thực hiện kế hoạch gỡ vướng, Quảng Nam sẽ rà soát, thống kê số lượng các dự án bất động sản đang triển khai trên địa bàn, phân loại các dự án đang gặp khó khăn, vướng mắc. 

Tỉnh Quảng Nam cũng giao các địa phương triển khai thực hiện tốt công tác bồi thường, giải phóng mặt bằng, tái định cư để sớm bàn giao mặt bằng cho chủ đầu tư triển khai thực hiện dự án đảm bảo tiến độ. Tại các dự án gặp vướng mắc trong công tác bồi thường, giải phóng mặt bằng, tái định cư khiến kéo dài tiến độ, các địa phương rà soát, đánh giá để điều chỉnh quy hoạch chi tiết, điều chỉnh nội dung chấp thuận chủ trương đầu tư theo đúng quy định và tình hình thực tế,...

Đánh giá của bạn:

Mời các bạn tham gia vào group Diễn đàn Doanh nghiệp để thảo luận và cập nhật tin tức.

Bạn đang đọc bài viết 6 vướng mắc của doanh nghiệp bất động sản Quảng Nam tại chuyên mục Bất động sản của Tạp chí Diễn đàn doanh nghiệp. Liên hệ cung cấp thông tin và gửi tin bài cộng tác: email toasoan@dddn.com.vn, hotline: 0985698786,
Bình luận
Bạn còn /500 ký tự
Xếp theo: Thời gian | Số người thích
SELECT id,type,category_id,title,description,alias,image,related_layout,publish_day FROM cms_post WHERE `status` = 1 AND publish_day <= 1714222593 AND in_feed = 1 AND top_home <> 1 AND status = 1 AND publish_day <= 1714222593 ORDER BY publish_day DESC, id DESC LIMIT 0,11
1 2 3 4 5 6 7 8 9 10