9 “trọng tâm” của Sáng kiến chung Việt Nam – Nhật Bản giai đoạn VII

Ngọc Hà 31/07/2018 17:24

Hoàn thiện các khung chính sách về hợp tác công – tư (PPP) là một trong những 9 nhóm vấn đề đã được thống nhất trong khuôn khổ Sáng kiến chung Việt Nam – Nhật Bản giai đoạn VII.

Sáng kiến chung Việt Nam giai đoạn VII là một trong những nỗ lực chung nhằm cải thiện môi trường đầu tư và là cầu nối giúp các doanh nghiệp Nhật Bản đầu tư nhiều hơn vào Việt Nam, góp phần đưa quan hệ Đối tác chiến lược giữa Việt Nam - Nhật Bản phát triển tốt đẹp hơn trên mọi lĩnh vực.

Trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế ngày càng sâu rộng, Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư Nguyễn Chí Dũng cho biết: “Trên cơ sở kết quả đạt được trong thời gian qua, hai bên thống nhất về nguyên tắc sẽ tiếp tục hợp tác, triển khai giai đoạn VII Sáng kiến chung Việt Nam – Nhật Bản với phương pháp tiếp cận, cách thức triển khai mới phù hợp với thực tế”, tại Cuộc họp cấp cao Uỷ ban hỗ hợp được tổ chức chiều nay.

Theo đó, Kế hoạch hành động giai đoạn VII gồm 10 nhóm vấn đề, trong đó có 9 nhóm vấn đề đã được thống nhất với dự kiến. Ngoài ra, phía doanh nghiệp Nhật Bản đề xuất 65 tiểu hạng mục liên quan.

Hai là, những quy định về đầu tư vào Việt Nam đối với nhà đầu tư nước ngoài trong Luật Đầu tư, Luật Doanh nghiệp, Luật Đất đai và pháp luật khác liên quan đến đầu tư kinh doanh; Ba là, Các vấn đề về Luật Đất đai và đăng ký bất động sản, công khai thông tin liên quan. Bốn là, Thúc đẩy công khai thông tin như án lệ, minh bạch hoá chức năng toà án; Năm là, Cải cách doanh nghiệp nhà nước. Cải cách thị trường chứng khoán; Sáu là, Thúc đẩy công nghiệp hoá có năng lực cạnh tranh quốc tế; Bảy là, Lao động và tiền lương; Tám là, Hoàn thiện hệ thống pháp luật về xây dựng đường ống dẫn khí trong vùng đô thị và vùng ven đô; Chín là, Thành lập công ty và mở rộng chi nhánh trong lĩnh vực dịch vụ. 

Bên cạnh các nhóm vấn đề về doanh nghiệp Nhật Bản quan tâm, giai đoạn VII cần đề cập tới những vấn đề vĩ mô gắn với những khuyến nghị chính sách lớn, khả thi, góp phần cải thiện môi trường đầu tư của Việt Nam, đẩy mạnh hơn nữa đầu tư của Nhật Bản vào Việt Nam và củng cố mối quan hệ đối tác chiến lược toàn diện giữa 2 quốc gia.

Với chương trình hành động cụ thể này được kỳ vọng sẽ giúp Viêt Nam nâng cao năng lực cạnh tranh quốc tế của Việt Nam thông qua việc thu hút dòng vốn FDI nghiêng về “chất”.

Có thể bạn quan tâm

  • Giải bài toán đầu tư ít nhưng hiệu quả cao của nông nghiệp: Kinh nghiệm từ Mexico

    Giải bài toán đầu tư ít nhưng hiệu quả cao của nông nghiệp: Kinh nghiệm từ Mexico

    05:43, 31/07/2018

  • Lĩnh vực nào dẫn đầu dòng vốn đầu tư Việt Nam ra nước ngoài?

    Lĩnh vực nào dẫn đầu dòng vốn đầu tư Việt Nam ra nước ngoài?

    01:14, 30/07/2018

  • Đích ngắm mới trong thu hút FDI (Kỳ II): Bốn chiến lược cốt lõi thu hút FDI thế hệ mới

    Đích ngắm mới trong thu hút FDI (Kỳ II): Bốn chiến lược cốt lõi thu hút FDI thế hệ mới

    05:12, 29/07/2018

  • Nhà bán lẻ Nhật và giấc mơ thống lĩnh thị trườngp/Đông Nam Á

    Nhà bán lẻ Nhật và giấc mơ thống lĩnh thị trường Đông Nam Á

    21:33, 28/07/2018

  • Hàn Quốc và “làn sóng” đầu tư thứ tư vào Việt Nam

    Hàn Quốc và “làn sóng” đầu tư thứ tư vào Việt Nam

    18:00, 28/07/2018

Ngoài ra, Đại sứ đặc mệnh toàn quyền Nhật Bản tại Việt Nam cũng đề xuất cho biết: “Năng lực sản xuất của Việt Nam đang ở mức thấp trong khối ASEAN. Để Việt Nam phát triển một cách bền vững với khả năng cạnh tranh quốc tế cao, cần phải có giải pháp để nâng cao năng suất lao động trên toàn quốc. Hiện nay, Đại sứ quán Nhật Bản đang có đề xuất tới Chính phủ Nhật Bản để đưa ra đề xuất cụ thể, với Chính phủ Việt Nam về triển khai trên cả nước về năng suất lao động”.

Tại buổi làm

Tại buổi làm việc, Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Đại sứ đặc mệnh toàn quyền Nhật Bản tại Việt Nam, hai Chủ tịch Uỷ ban kinh tế Việt Nam – Nhật Bản đã ký kết Biên bản ghi nhớ Sáng kiến chung Việt Nam – Nhật Bản giai đoạn VII.

Qua hơn 15 năm, Sáng kiến chung Việt Nam – Nhật Bản đã thực hiện được 6 giai đoạn, với tổng số vốn 473 tiểu hạng mục trong Kế hoạch hành động. Tại cuộc họp cấp cao Đánh giá cuối kỳ Sáng kiến chung Việt Nam – Nhật Bản giai đoạn VI vào ngày 7 tháng 12/2017, hai bên đã thống nhất triển khai giai đoạn VII Sáng kiến chung Việt Nam – Nhật Bản.

(0) Bình luận
Nổi bật
Mới nhất
9 “trọng tâm” của Sáng kiến chung Việt Nam – Nhật Bản giai đoạn VII
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO