ACV lại “vỡ kế hoạch”?

Diendandoanhnghiep.vn Hoạt động kinh doanh những tháng đầu năm 2021 của Tổng Công ty Cảng Hàng không Việt Nam (UPCOM: ACV) cho thấy khó trở lại tươi sáng như kỳ vọng ngay trong năm nay.

ACV có thể sẽ phải điều chỉnh lại kế hoạch kinh doanh năm 2021, nếu không muốn bị vỡ kế hoạch kinh doanh như năm 2020.

 Doanh thu và lợi nhuận của ACV.

Doanh thu và lợi nhuận của ACV.

Nguy cơ điều chỉnh lại kế hoạch

Theo đánh giá của HĐQT ACV, năm 2021 có nhiều khó khăn, trong đó có ảnh hưởng của COVID-19, với làn sóng lần thứ 3 đã khiến sản lượng vận chuyển dịp cao điểm Tết vừa qua chỉ đạt 60% so với cùng kỳ. Đặc biệt, làn sóng COVID-19 lần thứ tư đang diễn biến phức tạp là những khó khăn, thách thức chính.

Theo đó, ACV xây dựng kế hoạch với một số chỉ tiêu chính dự kiến như: Tổng doanh thu 10.564 tỷ đồng; Lợi nhuận trước thuế 2.359 tỷ đồng; ROA 3,27%; ROE 4,84%. Đây là kế hoạch được xây dựng trên cơ sở dự báo tình hình dịch bệnh trong nước được kiểm soát trong tháng 8 và các đường bay quốc tế phục hồi dần từ cuối quý 3/2021 và các trục hoạt động kinh doanh chính của ACV đều được dự báo tăng với (i) Tổng sản lượng hành khách khoảng 75 - 79 triệu khách, tăng 19%/2020; (ii) Tổng hàng hoá- bưu kiện 1.450 nghìn tấn, tăng 11%/2020; (iii) Hạ cất cánh 557 nghìn lượt, tăng 22%/2020.

2.359 tỷ đồng là lợi nhuận trước thuế theo kế hoạch của ACV năm 2021, cao hơn nhiều so với năm 2020.

Thực tế ghi nhận khó khăn do COVID-19 mang lại đang tiếp diễn ngay đầu quý 3 và triển vọng lạc quan sớm của ngành hàng không có thể sẽ phải chậm hơn. Tuy nhiên, nếu ACV vẫn giữ nguyên các chỉ tiêu doanh thu, lợi nhuận cao hơn 2020 (ACV đạt lần lượt 10.159 tỷ đồng và 1.642 tỷ đồng năm 2020), thì doanh nghiệp này có thể sẽ phải có một kế hoạch điều chỉnh kế tiếp sau khi được ĐHĐCĐ thông qua; nếu không muốn lặp lại kịch bản của 2020: Đặt kế hoạch cao, thực hiện chưa đạt.

Còn nhiều khó khăn phía trước

Bên cạnh kế hoạch kinh doanh đang phụ thuộc vào sự khởi sắc của vùng trời khi thoát dịch, ACV vừa bị giảm năng lực tích lũy để đầu tư trung hạn do giảm kinh doanh như nêu. Ngoài ra, ACV còn chịu tác động bởi cơ chế trích lập quỹ và phân phối lợi nhuận theo quy định pháp luật mới ban hành áp dụng đối với doanh nghiệp nhà nước, theo hướng làm giảm đáng kể khả năng tích lũy dòng tiền đầu tư của ACV trong giai đoạn 2021 – 2025.

Theo tờ trình tại ĐHCĐ, lợi nhuận sau thuế chưa phân phối của ACV năm 2020 là 9.164 tỷ đồng, trừ đi các quỹ phân bổ theo quy định, ACV còn 8.514 tỷ đồng. Khoản còn lại, ACV sẽ phải xin ý kiến cơ quan Nhà nước có thẩm quyền về phương án phân phối và chia cổ tức.

Nhìn lại năm 2020, ACV đã điều chỉnh kinh doanh giảm 80% so với 2019 và chia cổ tức 9% bằng cổ phiếu nhằm tăng vốn điều lệ. Theo đó, năm 2021, dù đặt tăng trưởng nhích lên so với 2020, nhưng trên thực tế, hoạt động kinh doanh của ACV vẫn đang ở “mức đáy” so với chính họ thời kỳ bình thường.

Trong quý 1/2021, ACV ghi nhận doanh thu đạt 1.903,8 tỷ đồng, lợi nhuận sau thuế đạt 861,8 tỷ đồng, lần lượt giảm 47,6% và 44,4% so với cùng kỳ năm trước. Cùng với đó, việc hợp nhất khu bay vào BCTC chỉ giúp giảm trừ khoản lưu ý kiểm toán khi ghi nhận trong các khoản phải thu và phải trả như trước, song khoản này do hoạt động khu bay đình trệ, khó có thể làm nở ra kết quả kinh doanh như kỳ vọng ngay trong năm nay.

Đánh giá của bạn:

Mời các bạn tham gia vào group Diễn đàn Doanh nghiệp để thảo luận và cập nhật tin tức.

Bạn đang đọc bài viết ACV lại “vỡ kế hoạch”? tại chuyên mục DIỄN ĐÀN TÀI CHÍNH của Tạp chí Diễn đàn doanh nghiệp. Liên hệ cung cấp thông tin và gửi tin bài cộng tác: email toasoan@dddn.com.vn, hotline: 0985698786,
Bình luận
Bạn còn /500 ký tự
Xếp theo: Thời gian | Số người thích
SELECT id,type,category_id,title,description,alias,image,related_layout,publish_day FROM cms_post WHERE `status` = 1 AND publish_day <= 1714120855 AND in_feed = 1 AND top_home <> 1 AND status = 1 AND publish_day <= 1714120855 ORDER BY publish_day DESC, id DESC LIMIT 0,11
1 2 3 4 5 6 7 8 9 10