Đây là tính năng về du lịch vừa được Timtour xây dựng và tích hợp trên website của mình, cũng là một trong những ví dụ cho thấy công nghệ, đặc biệt là AI, cũng đã len lỏi vào lĩnh vực du lịch.
>>Hà Nội: Nhiều sản phẩm, dịch vụ du lịch mới dịp lễ 30/4, 1/5
Timtour là thương hiệu thuộc sở hữu của Công ty TNHH Du lịch Quốc tế Inbound Việt Nam. Với mong muốn kích cầu du lịch, họ đã nghiên cứu và phát triển tính năng Tự Tính Tour, một công cụ giúp khách hàng có thể chủ động trong hành trình du lịch và tìm được những lựa chọn phù hợp nhất.
Về cơ bản, có thể xem Tự Tính Tour là một “nhân viên lên lịch trình”. Khách hàng chỉ cần nhập các thông tin như ngày khởi hành, điểm khởi hành, điểm đến, số lượng du khách, hoặc phương tiện di chuyển mong muốn. Sau đó, hệ thống sẽ dựa trên cơ sở dữ liệu được liên kết về vé máy bay, khách sạn, các điểm tham quan, v.v. để đưa ra các gợi ý phù hợp.
Cụ thể, Tự Tính Tour sẽ đề xuất các loại vé máy bay giá rẻ nhất cho ngày đi ngày về, hiển thị đầy đủ thông tin về giá phòng khách sạn và gợi ý các nhà hàng, điểm quan tham. Kèm theo đó, giá tour chi tiết cũng được thể hiện đầy đủ.
Nếu muốn, người dùng có thể chỉ chọn các dịch vụ họ cần như vé máy bay và khách sạn, Tự Tính Tour sẽ tự tạo một combo phù hợp cho người dùng.
Khi đã chọn được gói phù hợp, người dùng sẽ điền thông tin, đăng ký chỗ. Sau đó Timtour sẽ liên hệ xác minh và tiến hành các bước thanh toán.
Với tính năng Tự Tính Tour, có thể nói Timtour là một trong số ít đơn vị du lịch ở Việt Nam ứng dụng công nghệ và hệ thống dữ liệu vào việc hỗ trợ lên kế hoạch du lịch cho khách hàng.
Còn trên thế giới, hàng loạt công ty du lịch hàng đầu như Booking, Expedia hoặc TripAdvisor đều sở hữu các chatbot tư vấn bằng AI. Những chatbot này đóng vai trò như tư vấn viên du lịch, chuyên lập kế hoạch cho người dùng.
Khi ra mắt những “tư vấn viên AI” này, các đơn vị du lịch kỳ vọng có thể giúp khách hàng dễ dàng hơn trong việc lập kế hoạch chuyến đi, không còn bỏ hàng đống thời gian đọc hàng trăm bài đánh giá, hoặc mất công sức so sánh hàng chục loại vé máy bay hay khách sạn, nhà hàng.
Thế nhưng đáng tiếc, đây vẫn chỉ là mục tiêu hướng tới. Bởi vì trên thực tế, tư vấn viên AI không đem đến hiệu quả như mong đợi.
Tờ Axios đã thử nghiệm bằng cách đưa đề bài “Lên lịch một chuyến đi từ New York đến California” cho 3 chatbot của Expedia, Booking và Roam Around. Kết quả khiến nhiều người dở khóc dở cười.
Chatbot Expedia đề xuất 1 chuyến đi dài 13 ngày đi qua 6 điểm khác nhau.
Chatbot Booking cũng “không kém cạnh” khi đưa ra chuyến đi 10 ngày, đi qua một số địa điểm nổi tiếng như núi Rushmore và Yellowstone.
Chatbot Roam Around thì tệ hơn, trả lời rằng “không thể lên lịch được” và nộp kết quả là chuyến tham quan 5 ngày ở New York.
Nhìn kết quả này cũng đủ hiểu các tư vấn viên AI này “chuyên nghiệp” như thế nào. Đến giám đốc của Booking cũng khuyến nghị rằng chỉ nên tham khảo, chứ đừng hoàn toàn tin vào chatbot AI.
Thế nhưng, nếu về những câu hỏi mang tính số liệu và thống kê hơn, chẳng hạn “10 nơi đáng đi nhất New York”, thì các chatbot sẽ cho ra những câu trả lời khá xác đáng.
Tuy nhiên, dù sao thì thực lực của các chatbot AI và mục tiêu của các công ty du lịch lẫn khách hàng vẫn còn cách nhau khá xa. Khi ấy, những tư vấn viên người thật vẫn sẽ giữ được vai trò quan trọng của mình.
Nhưng cũng đừng quên rằng AI tạo sinh đã có bước phát triển thần tốc trong những năm vừa qua trên nhiều lĩnh vực. Vậy nên thế giới cũng có quyền trông mong một chatbot AI hiệu quả như vậy trong mảng du lịch.
Có thể bạn quan tâm