AI "qua mặt" máy quét vân tay có thực sự gây hại?

Nguyễn Long 02/12/2018 04:01

Mới đây, các nhà nghiên cứu từ Đại học New York đã sử dụng trí tuệ nhân tạo (AI) để tạo ra vân tay giả, qua mặt các máy quét vân tay.

Cảm biến vân tay trên smartphone có thể bị qua mặt bởi AI.

Cảm biến vân tay trên smartphone có thể bị qua mặt bởi AI.

Công nghệ nói trên được gọi là DeepMasterPrints có thể bắt chước được hơn 70% dấu vân tay trong cơ sở dữ liệu thử nghiệm. Theo đó, các nhà khoa học đã tập hợp một kho dữ liệu dấu vân tay, sau đó sử dụng công nghệ AI để tổng hợp tạo ra một dấu vân tay ngẫu nhiên. 

Hệ thống này tỏ ra hoạt động cực tốt khi đi qua các thiết bị có nhiều dữ liệu dấu vân tay được sử dụng, như các thiết bị ATM, máy quét ngân hàng... Trong trường hợp với điện thoại di động (chỉ có một vài mẫu dấu vân tay của bạn và người thân) thì cơ hội thành công thấp hơn.  

Tuy nhiên với thiết bị di động như smartphone, cảm biến điện thoại chỉ chụp được một phần hình ảnh của vân tay khi người dùng mở khóa thiết bị, sau đó hình ảnh này được so sánh với cơ sở dữ liệu lưu trong thiết bị. Đây chính là điểm yếu đọc vân tay của điện thoại. DeepMasterPrint chỉ cần bắt chước và khớp được 1 đoạn dấu vân tay để qua mặt máy quét.

Có thể bạn quan tâm

  • Trí tuệ nhân tạo sẽ là cơn "ác mộng" thất nghiệp?

    04:20, 22/09/2018

  • Cần có bộ tiêu chuẩn "công tâm" cho trí tuệ nhân tạo

    04:15, 22/09/2018

  • Chàng tiến sĩ khởi nghiệp: Dùng trí tuệ nhân tạo chữa bệnh cô đơn trên đất Mỹ

    04:29, 29/08/2018

Theo ông Nguyễn Đình Nam, CEO VP9 Join Stock Company, việc một công nghệ AI có thể qua mặt hệ thống sinh trắc học bằng vân tay sẽ gây mất an toàn cho chủ tài khoản có sử dụng mobile banking. “Các ứng dụng mobile banking hiện nay chỉ yêu cầu người dùng quét vân tay để truy cập tài khoản ngân hàng, thực hiện dễ dàng các giao dịch chuyển tiền. Nếu bị mất điện thoại, người dùng sẽ mất luôn tài khoản của mình” – ông Nam cảnh báo.

Tuy nhiên, ông Nam cho rằng, việc áp dụng quét vân tay trên điện thoại từ lâu đã bị giới bảo mật không coi là biện pháp an toàn vì rất dễ bị hack. Chính bởi vậy, các thế hệ smartphone sau này đã khắc phục lỗ hổng này bằng việc thêm các biện pháp bảo vệ sinh trắc học khác như quét mống mắt, FaceID trên iPhone. "Hiện nay bảo mật bằng vân tay chỉ được sử dụng như một phần của hệ thống bảo mật”, ông Nam cho biết.

Đồng quan điểm, ông Sam Bakken, Giám đốc Tiếp thị sản phẩm, Ứng dụng di động của OneSpan cho rằng, không có hệ thống bảo mật nào chỉ dựa vào xác thực vân tay, mà người ta sử dụng thêm các biện pháp bảo mật khác như yêu cầu người dùng cung cấp một yếu tố xác thực.

Ông Sam Bakken cũng cho rằng, công nghệ DeepMasterPrints cũng có thể được sử dụng để cải thiện tính bảo mật của xác thực sinh trắc học hiện nay. 

(0) Bình luận
Nổi bật
Mới nhất
AI "qua mặt" máy quét vân tay có thực sự gây hại?
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO