Trong bất kỳ ngành nào, khi trí tuệ nhân tạo (AI) lên ngôi thì vai trò của con người không hề suy giảm mà còn được nâng cao hơn, ngành báo chí cũng không là ngoại lệ.
Đó là khẳng định của ông Trần Anh Tú, Giảng viên Học viện Kỹ thuật Mật mã khi trao đổi với báo Diễn đàn Doanh nghiệp về việc ứng dụng AI trong lĩnh vực truyền thông, báo chí.
- Việc thu thập dữ liệu của máy học dựa trên nguồn tài nguyên data được cung cấp bởi các công ty dữ liệu và cả các thông tin bên ngoài. Vậy theo ông đâu là giới hạn của máy học để tiếp cận các dữ liệu thông tin?
Việc thu thập dữ liệu của máy học dựa trên nguồn tài nguyên data được cung cấp bởi các công ty dữ liệu và cả các thông tin bên ngoài. Giới hạn của nó chỉ nằm ở chỗ thông tin này có thực sự tồn tại hay không và quyền nắm giữ thông tin được luật hóa ra sao trên từng quốc gia. Máy học có thể học được những thứ mà chúng ta không biết, tuy nhiên nó lệ thuộc vào dữ liệu. Nếu dữ liệu không phù hợp, không tốt thì cũng không thực hiện đúng mục tiêu.
Có thể bạn quan tâm
04:20, 22/09/2018
04:15, 22/09/2018
15:32, 22/08/2018
04:08, 13/08/2018
20:15, 05/07/2018
11:17, 04/07/2018
- Máy học có học được những thứ khác mà chúng ta không biết và không thể kiểm soát được không, thưa ông?
Việc loại máy này học những thứ mà chúng ta có thể không kiểm soát được sẽ là một vấn đề lớn bởi không biết đến khi nào nó có thể đạt đến trí tuệ như con người. Và liệu rằng nó có học được cách cải tiến chính nó ở các tác vụ khác hay thực hiện những nhiệm vụ không lường trước được hay không vẫn còn là một câu hỏi được khá nhiều nhà nghiên cứu quan tâm.
- Khi áp dụng máy học trong báo chí, truyền thông, thì theo ông vai trò của các phóng viên, viên tập viên có suy giảm?
Tôi đã từng có một lần nói trong một hội nghị rằng, trong bất cứ ngành nào, khi máy móc lên ngôi thì vai trò của con người không hề suy giảm mà còn được nâng cao hơn. Tuy nhiên, điều này đòi hỏi những kỹ năng mới mà con người cần đáp ứng khác với những kỹ năng truyền thống đã có. Chẳng hạn các phóng viên, biên tập viên giờ đây cần sáng tạo hơn trong việc chọn chủ đề, săn tin xuất hiện nhiều hơn trong thực tế. Nhà báo sẽ không đưa tin mang tính chất thông tấn nữa, nhiệm vụ đó sẽ thuộc về máy học. Thay vào đó, nhà báo sẽ có thời gian để viết các vấn đề chuyên sâu hơn, phân tích các thông tin thông tấn mà máy học soạn thảo.
- Theo ông, bức tranh truyền thông trong tương lai trên thế giới sẽ thay đổi ra sao? Việt Nam có tiềm năng ứng dụng học máy trong sản xuất tin bài hay không? Nếu có, chúng ta sẽ áp dụng ra sao và có gặp rào cản nào không?
Theo tôi, về cơ bản thì truyền thông tương lai sẽ hướng đến truyền thông số. Sẽ có một lượng lớn các tin bài, dữ liệu lớn được đưa ra trên Internet mỗi giây và do đó, truyền thông không chỉ cần nắm được tin mà còn cần những yếu tố đặc sắc để thu hút người đọc hơn nữa. Việc đầu tư nghiên cứu AI và ứng dụng nó trong thực tế không phải là bài toán ngày một ngày hai, nhất là với vấn đề xử lý ngôn ngữ tự nhiên và văn phạm. Mỹ và các nước châu Âu đã mất hàng thập kỷ để phát triển các công cụ ngôn ngữ cho tiếng Anh (vốn luôn được coi là dễ học và tường minh hơn Tiếng Việt rất nhiều). Do đó chúng ta không thể chờ đợi một phép màu đột nhiên xuất hiện trong một thời gian ngắn.
Hạn chế của chúng ta là lao động trình độ cao vẫn đang cực kỳ khan hiếm, nhất là trong các lĩnh vực mới. Gần như mọi người trong ngành AI hiện nay đều tự học và không hề có một hệ thống hoàn chỉnh để tạo ra nhân lực đáp ứng đủ số lượng và chất lượng cao. Do vậy đây là bài toán khó nhất hiện nay.
Xin cảm ơn ông!