Ai sẽ thắng trong cuộc đua siêu ứng dụng?

Ninh Kiều 16/10/2018 16:13

Doanh nghiệp công nghệ nào nắm giữ nhiều dữ liệu khách hàng và nhanh chóng xây dựng cho mình được một hệ sinh thái đối tác rộng lớn sẽ chi phối nền kinh tế chia sẻ.

Siêu ứng dụng

Sau 4 năm có mặt ở Việt Nam với hình ảnh của một tập đoàn công nghệ cung cấp dịch vụ kết nối xe taxi và xe ôm tới khách hàng, vào tháng 6 năm nay Grab tung ra dịch vụ mới GrabFood tại Tp. HCM. Bốn tháng sau, GrabFood được mở rộng ra Hà Nội, trở thành đối thủ lớn nhất thách thức Now – một công ty công nghệ khởi nghiệp của Việt Nam chuyên về dịch vụ gọi và giao nhận thực phẩm.

Grab ngày nay thực chất không còn là một công ty cung cấp dịch vụ taxi và xe ôm “công nghệ” đơn thuần như trước kia nữa.

Grab ngày nay thực chất không còn là một công ty cung cấp dịch vụ taxi và xe ôm “công nghệ” đơn thuần như trước kia nữa.

Trước đó, vào ngày 11/9, Grab đã công bố chiến lược hợp tác với ví điện tử Moca nhằm triển khai hoạt động thanh toán không dùng tiền mặt tại Việt Nam. Hoạt động hợp tác này thực chất là một giải pháp thay thế cho dịch vụ GrabPay không được hoạt động tại Việt Nam do Grab chưa được cấp phép làm ví điện tử. Nhưng sự hợp tác với Moca có lẽ chỉ là giải pháp tình thế. Ở một viễn cảnh xa hơn, Grab đã chính thức đề xuất với Chính phủ Việt Nam cho phép công ty này được lập ví điện tử riêng của mình để đẩy mạnh hoạt động thanh toán không dùng tiền mặt, đặc biệt là thanh toán cho chính các dịch vụ mà Grab cung cấp.

Với những dịch vụ Grab mới mở ở Việt Nam, công thêm dịch vụ Grab Express đã được tung ra thị trường từ năm 2015, Grab ngày nay thực chất không còn là một công ty cung cấp dịch vụ taxi và xe ôm “công nghệ” đơn thuần như trước kia nữa. Tập đoàn này đang hương đến cung cấp nhiều dịch vụ khác nhau ở trong cùng một ứng dụng.

Bà Tan Hooi Ling, đồng sáng lập Grab đã chia sẻ tại sự kiện lễ ký kết hợp tác với Moca rằng Grab muốn trở thành một siêu ứng dụng. “Khách hàng rời nhà không cần đem theo ví mà chỉ cần một chiếc điện thoại, ở trên đó sẽ có tất cả ứng dụng phục vụ những nhu cầu hàng ngày của các bạn."

Siêu ứng dụng cũng chính là mục tiêu mà một số công ty công nghệ đang hướng tới tại Việt Nam. Trong đó bao gồm những công ty đã tồn tại trên thị trường từ lâu như Zalo hay Now, và cả những tân binh mới như Go-Viet thuộc công ty khởi nghiệp nổi tiếng Go-Jek của Indonesia hoặc YOLO của VPBank. Tất cả các công ty này dường như đều đang muốn tạo ra một WeChat mới tại Việt Nam, giống như điều Tencent đã làm được ở Trung Quốc.

Đại diện của VPBank tại lễ ra mắt YOLO cho biết rằng tích hợp tất cả dịch vụ vào một ứng dụng là một hướng đi đúng đắn nhất giúp các doanh nghiệp có thể phục vụ khách hàng một cách tốt nhất và toàn diện nhất. Để giải thích rõ hơn về điều này, ông cho biết xu hướng giới trẻ - những người tiêu dùng có tiềm năng lớn nhất – thích công nghệ và sự tiện lợi, nếu một ứng dụng nào mang lại nhiều dịch vụ tiện ích nhất, ứng dụng đó sẽ được chào đón. Điều đó cũng lý giải vì sao VPBank lại chọn hướng đi khác hẳn các ngân hàng khác khi cho ra mắt siêu ứng dụng YOLO bao gồm nhiều dịch vụ khác đi kèm theo dịch vụ ngân hàng.

Now cũng là công ty công nghê nhanh chóng bắt kịp xu hướng siêu ứng dụng. Từ một ứng dụng đặt và giao món ăn, dịch vụ đặt bàn ăn, hoặc dịch vụ làm đẹp Sheis riêng lẻ, Now đã gom lại tất cả vào một ứng dụng. Không chỉ dùng để đặt đồ ăn như trước đây, ứng dụng Now cho phép khách hàng trải nghiệm nhiều dịch vụ khác nhau như đặt bàn tại nhà hàng, đi chợ, mua sắm tã bỉm, mua thuốc, đặt hoa tươi,... Now cũng đang tích hợp thêm hai tính năng mới vào ứng dụng của mình là tìm người giúp việc nhà, giặt ủi đồng thời rục rịch tuyển tài xế cho dịch vụ chở người NowMoto.

Zalo, mạng xã hội được nhiều người dùng thứ 2 tại Việt Nam, gần đây cũng lặng lẽ triển khai thử nghiệm các dịch vụ mới trên một số đối tượng khách hàng như Zalo Food, Zalo Taxi, Zalo Travel và Zalo Bank.

Lợi thế gã khổng lồ

Khi một cuộc đua bắt đầu, người nào nắm lợi thế nhiều hơn sẽ là người chiến thắng. Với các công ty công nghệ khởi nghiệp cung cấp dịch vụ kinh tế chia sẻ, lợi thế chính là dữ liệu khách hàng và mạng lưới đối tác. Ở khía cạnh này, dường như Grab đang nắm lợi thế nhiều hơn các đối thủ khác.

Có thể bạn quan tâm

  • Bài học cho doanh nghiệp Việt qua cuộc đại chiến với Grab và Go-Việt

    Bài học cho doanh nghiệp Việt qua cuộc đại chiến với Grab và Go-Việt

    14:30, 15/10/2018

  • Cargo: Startup giúp tài xế Uber, Grab “kinh doanh cửa hàng tiện lợi”

    Cargo: Startup giúp tài xế Uber, Grab “kinh doanh cửa hàng tiện lợi”

    04:28, 07/10/2018

  • CEO Grab đề xuất mở ví điện tử tại Việt Nam

    CEO Grab đề xuất mở ví điện tử tại Việt Nam

    01:51, 03/10/2018

  • GrabFood “tấn công” thị trường Hà Nội

    GrabFood “tấn công” thị trường Hà Nội

    19:48, 02/10/2018

  • Singapore phạt Uber và Grab 13 triệu SGD vì sáp nhập

    Singapore phạt Uber và Grab 13 triệu SGD vì sáp nhập

    19:41, 24/09/2018

Bà Tan Hooi Ling cho biết, hiện tại Grab có khoảng 175.000 đối tác tài xế. Trung bình cứ 10 người Việt thì lại có 2 người dùng dịch vụ Grab. Dự kiến đến năm 2020 sẽ có khoảng một nửa dân số Việt Nam dùng các dịch vụ của Grab. Rõ ràng Grab đang sở hữu một lượng dữ liệu khách hàng rất lớn cùng với một mạng lưới đối tác là tài xế xe ô tô và xe máy khổng lồ tại Việt Nam. Chính những đối tác tài xế này là nền tàng để Grab có thể phát triển dịch vụ GrabExpress và GrabFood một cách nhanh chóng. Vì thế mà thời gian giao hàng cho dịch vụ GradFood của Grab trung bình chỉ có 25 phút, nhanh hơn nhiều so với thời gian của Now hiện tại.

Zalo cũng là một đối thủ đáng gờm trong cuộc đua này, khi là một trong những doanh nghiệp sở hữu kho dữ liệu lớn về khách hàng lớn nhất Việt Nam. Sau hơn 5 năm ra mắt, hiện tại đã có khoảng 100 triệu tài khoản Zalo được kích hoạt. Nếu nói về nguồn tài nguyên là dữ liệu khách hàng, Zalo thậm chí còn hơn cả Grab. Nhưng Zalo lại bước chân vào cuộc đua cung cấp các dịch vụ tiện ích khác chậm hơn và chắc chắn sẽ mất thời gian xây dựng mạng lưới đối tác kinh tế chia sẻ.

Ứng dụng được xây dựng với định hướng trở thành một siêu ứng dụng ngay từ đầu là YOLO của VPBank. Lợi thế của YOLO là cung cấp được cho người dùng đầy đủ dịch vụ của một ngân hàng, bên cạnh các dịch vụ tiện ích khác như du lịch, gọi taxi, tư vấn sức khỏe, xem phim, đọc báo…Tuy nhiên, bất lợi của YOLO trong cuộc đua lại là một thương hiệu mới nhất trên thị trường. Dù vậy, trong lĩnh vực công nghệ thì xuất hiện sau chưa hẳn đã là kẻ thua cuộc. Chiến thắng của Grab trước Uber tại thị trường Đông Nam Á vẫn còn là bài học còn nguyên giá trị. Ứng dụng nào thân thiện và mang lại nhiều tiện ích nhất cho khách hàng sẽ là kẻ chiến thắng.

(0) Bình luận
Nổi bật
Mới nhất
Ai sẽ thắng trong cuộc đua siêu ứng dụng?
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO