Ấn Độ và Đông Nam Á tiếp tục nổi lên như một điểm đến hấp dẫn khi các công ty tìm cách quản lý chi phí cung ứng và giảm thiểu rủi ro cho chuỗi cung ứng.
>> Nhiều doanh nhân trẻ Trung Quốc "đổ bộ" vào Đông Nam Á
Một cuộc thăm dò của PwC công bố mới đây cho thấy các nhà lãnh đạo doanh nghiệp toàn cầu đang ngày càng tìm đến Ấn Độ và Đông Nam Á như những điểm đến thay thế trong chuỗi cung ứng, trong khi quan hệ thương mại giữa Trung Quốc và Mỹ vẫn đang diễn biến phức tạp.
Đồng thời, cuộc khảo sát do công ty quản lý tài sản Eastspring Investments thực hiện với 150 giám đốc điều hành cấp cao trên khắp châu Á, châu Âu và Bắc Mỹ cho thấy, những nhà lãnh đạo này sẽ không tách rời khỏi hai cường quốc này trong những năm tới.
Trong thập kỷ tới, Ấn Độ sẽ trở thành mắt xích quan trọng thứ ba trong chuỗi cung ứng của các công ty, tăng lên từ vị trí thứ tư. Đông Nam Á cũng sẽ tăng một bậc trong bảng xếp hạng, lên vị trí thứ năm. Trong khi đó, Đức tụt một bậc xuống vị trí thứ tư và Nhật Bản tụt xuống vị trí thứ sáu.
Nghiên cứu cho biết: “Đông Nam Á sẽ được hưởng lợi nhiều nhất từ việc tái cân bằng trong lĩnh vực sản xuất điện tử, trong khi Ấn Độ sẽ hưởng lợi trong lĩnh vực sản xuất điện tử, dược phẩm và thiết bị y tế”.
Bên cạnh đó, ngành công nghiệp xe hơi, xe máy là đặc biệt hứa hẹn ở Ấn Độ. Với chỉ 4 triệu xe hơi hiện nay, thị trường này vẫn còn rất nhiều dư địa để phát triển. Thị trường xe máy với 20 triệu dân của Ấn Độ cũng mang đến cơ hội tăng trưởng lớn cho chip dành cho xe máy điện và công nghệ pin.
Ngay cả khi vẫn còn thảo luận về việc "giảm thiểu rủi ro" từ Trung Quốc hoặc đa dạng hóa khỏi thị trường lớn nhất châu Á trong bối cảnh nền kinh tế suy yếu và các hạn chế thương mại từ Mỹ, những chủ doanh nghiệp được hỏi chỉ ra rằng cả thị trường Mỹ và Trung Quốc vẫn còn quan trọng, đồng thời các doanh nghiệp trong tương lai gần sẽ không giảm mức ưu tiên cũng như không tăng cường tập trung vào cả hai.
Nghiên cứu cho biết thêm: “Căng thẳng giữa hai nước là một trong những động lực thúc đẩy tái cân bằng chuỗi cung ứng. Tuy nhiên, cuộc khảo sát toàn cầu của chúng tôi về các lãnh đạo doanh nghiệp cho thấy Trung Quốc vẫn sẽ giữ vai trò quan trọng trong chuỗi cung ứng toàn cầu", cũng như kỳ vọng Mỹ và Trung Quốc vẫn là hai chủ chuỗi cung ứng hàng đầu trong tương lai gần.
>> Đông Nam Á ngày càng “hút” các gã khổng lồ dịch vụ đám mây
Cuộc thăm dò cũng cho thấy rằng các công ty “tái cân bằng” hoạt động của mình để tăng cường khả năng phục hồi chuỗi cung ứng và tránh phụ thuộc quá mức vào một thị trường duy nhất. Về việc lựa chọn các thị trường thay thế, các quốc gia trong khu vực ASEAN gồm 10 thành viên và Ấn Độ đang có lợi thế.
Khu vực Nam Á và ASEAN là nơi có dân số đông và nền kinh tế đang phát triển có thể mang lại cơ hội sinh lời cho các công ty đa quốc gia khai thác chúng. Ấn Độ có hơn 1,4 tỷ người, trong khi Đông Nam Á có hơn 650 triệu người.
Theo nghiên cứu, 47% lãnh đạo doanh nghiệp trả lời rằng việc tăng cường khả năng phục hồi của chuỗi cung ứng là ưu tiên hàng đầu của doanh nghiệp, trong khi 75% tin rằng việc tái cân bằng sẽ tốn ít chi phí hơn.
Những chủ doanh nghiệp được hỏi ước tính rằng việc không tái cân bằng chuỗi cung ứng sẽ khiến lợi nhuận của họ gặp rủi ro từ 19% đến 24% trong 10 năm tới, tùy thuộc vào lĩnh vực. Ngoài ra, 29% những người được khảo sát cho biết việc tái cân bằng sẽ mang lại cơ hội hưởng lợi từ việc tiếp cận với chi phí thấp hơn.
Sidharta Sircar, chuyên gia của PwC Singapore trong lĩnh vực tăng trưởng quốc tế, cho biết: “Các nhà lãnh đạo doanh nghiệp rõ ràng đang ưu tiên tái cân bằng chuỗi cung ứng và giúp công ty của họ trở nên kiên cường hơn trước những áp lực bên ngoài. Ông nói thêm, điều này cũng mang đến cơ hội tăng trưởng đáng kể cho các thị trường trọng điểm tận dụng bằng cách thu hút đầu tư và tăng cường sự tham gia của họ vào chuỗi giá trị toàn cầu.
Mặc dù vậy, chuyên gia này lưu ý, các doanh nghiệp Mỹ vẫn thận trọng với năng lực chuỗi cung ứng của Ấn Độ. Cuộc khảo sát của OnePoll cho thấy, 55% số người được hỏi cho rằng, đảm bảo chất lượng là “rủi ro trung bình” mà họ có thể gặp phải nếu có nhà máy ở Ấn Độ. Các yếu tố đáng lo ngại khác như rủi ro giao hàng và đánh cắp IP cũng được các doanh nghiệp đề cập.
Theo Amitendu Palit, chuyên gia nghiên cứu cấp cao và trưởng nhóm nghiên cứu về thương mại và kinh tế tại Viện Nghiên cứu Nam Á: "Sự thay đổi của dòng chảy thương mại toàn cầu có thể thay đổi lợi thế cạnh tranh của các quốc gia và các khu vực. Chính vì vậy, các doanh nghiệp cần nắm rõ sự thay đổi này để bảo đảm quá trình chuyển đổi chuỗi cung ứng thành công".
Có thể bạn quan tâm